>> SUY NIỆM - SUY TƯ | CHÚA NHẬT VÀ LỄ TRỌNG

Ở lại và sinh hoa trái (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V - PS)
Tin đăng ngày: 27/4/2024 - Xem: 2745

 

Upload


Ở LẠI VÀ SINH HOA TRÁI

(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V - PS)

 

Maria Diệu Huyền, MTG Vinh

 

Lời Chúa: Ga 15, 1-8

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy.

“Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì cứ xin, và sẽ được. Ðây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy”.

 

SUY NIỆM

 

Tin Mừng hôm nay có thể được xem là một bản tuyên ngôn về nguồn cội cũng như nguyên lý của sự sống và tình yêu. Chúa Giêsu đã mượn hình ảnh người trồng nho, cây nho và cành nho để nói về sự liên hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và con người: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho, còn anh em là nhành nho” (x.Ga 15,1-5) . Và đây là nguyên lý căn bản: “Sự sống và tình yêu xuất phát từ Chúa Cha đến Chúa Con và từ Chúa Con đến nhân loại, rồi sau đó lan tỏa ra giữa con người với nhau”.

Đoạn phúc âm này bắt đầu một độc thoại dài (Chương 15-17) trong diễn từ giã biệt mà Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ trong buổi Tiệc Ly trước ngày Người chịu thương khó. Hình ảnh cây nho và hoa trái của nó, mà chúng ta vừa nghe qua đoạn Tin mừng hôm nay được xem là biểu tượng của mối dây liên kết và hiệp thông, đồng thời cũng được xem là kết quả của những con người tin vào Đức Kitô Phục sinh. Đây là một mối quan hệ mật thiết đến độ cả hai trở nên như một, vì mang cùng một sức sống.

 Trước tiên, nền tảng và động lực của sự gắn bó này là sự ở lại. Nếu cành không liên kết với cây hay tách lìa khỏi cây thì dòng nhựa nuôi dưỡng thân cây bị tắc nghẽn, không luân lưu sang cành. Trong một vài trường hợp, cành không lìa cây nhưng có những con sâu con bọ đục khoét làm cho cành cây bị thương tổn, không còn tiếp nhận được nguồn nhựa sống của thân cây truyền sang. Như thế, chỉ khi cành kết hiệp chặt chẽ với cây, dòng nhựa từ cây mới truyền sang cành, cho cành nhận được nguồn sống dồi dào và tươi mới. Cũng vậy, với Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được tháp nhập vào sự sống của Thiên Chúa trong Đức Kitô và thuộc về Nhiệm Thể của Người là Hội Thánh. Có thể nói niềm vui mừng và hy vọng lớn lao nhất của con người chính là được thông hiệp với Thiên Chúa, nhờ Đức Kitô. Điều đó có nghĩa chúng ta là những chi thể trong Nhiệm Thể của Người và được mang lấy chính sự sống thần linh. Cũng như nhựa sống giao lưu từ gốc nho đến các cành cây, thì sự sống của Thiên Chúa cũng được chuyển đến các chi thể như trong một thân thể. Thành ngữ “ở lại trong” được lập lại ít nhất là 6 lần trong diễn từ về cây nho, điều này cho thấy Chúa Giêsu đòi hỏi thật khẩn thiết các môn đệ phải hiệp nhất với Người. “Ở lại” trong Chúa không mang tính tạm thời hay thời vụ, lúc đau thương khốn khó thì cậy dựa và bám víu, còn khi vui sướng hạnh phúc thì rời bỏ đi xa. “Ở lại” trong Chúa phải có sự tín trung, chân thành và bền vững trong mọi sắc màu thăng trầm của cuộc sống. Sự ở lại này được ví như cành gắn chặt với cây. “Ở lại” trong Chúa được phản chiếu cách sinh động nơi đời sống cầu nguyện, nhất là việc kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể bởi chính Chúa Giêsu đã nói: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở lại trong Ta, và Ta ở lại trong người ấy” (Ga 6,56). 

Trong tình yêu “ở lại trong Thiên Chúa”, có thể mỗi người trong chúng ta đều có những cách cư xử khác nhau. Mức độ của tình yêu ấy không hệ tại ở những lời tuyên xưng nơi môi miệng nhưng hệ tại ở những hành động bởi khi yêu thương đủ lớn thì nó sẽ tự khắc biến thành hành động. Tình yêu càng đậm sâu thì hành động càng thiết thực và mạnh mẽ. Tình yêu càng chân thật thì hành động càng chân thành. Tình yêu càng lớn mạnh thì càng kiên cường vượt qua những trở ngại và khó khăn, như lời thánh Phaolô đã nói: “Ai có thể tách tôi ra khỏi tình yêu Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? (Rm 8,35-36). Nếu tình yêu của chúng ta tách lìa khỏi Thiên Chúa thì chúng ta sẽ tự đi trật đường ray của tình yêu đích thực. Mọi sự đều là ân sủng Chúa. Sự hiện hữu của chúng ta là do ân ban từ trời. Chính vì thế, sự vô tri đối với Thiên Chúa, chối bỏ Người và bất tuân giới luật của Người ở một góc độ nào đó chính là sự tách lìa khỏi nguồi cội của sự sống và tình yêu vĩnh cửu. Mỗi người chúng ta đều có kinh nghiệm tội lỗi, đều có kinh nghiệm tự mình tách lìa khỏi Thiên Chúa, tự mình cắt đứt liên lạc với Người. Nếu như một cành nho đã lìa khỏi cành, không bao giờ nó có cơ may liền lại được với thân nho nữa; thế nhưng, với chúng ta thì Thiên Chúa vẫn ban cho muôn vàn cơ hội để tháp nhập lại vào quỹ đạo sự sống của Người. Người là Thiên Chúa của muôn vàn cơ hội mới!

Lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” một lần nữa thôi thúc chúng ta gắn kết mật thiết hơn với Người để chúng ta được ân sủng thấm nhập nội tâm, uốn nắn tình cảm, và củng cố ý chí mà sinh ra những hoa trái thiêng liêng trong tư tưởng, lời nói, việc làm. Sự kết hiệp mật thiết với Chúa làm cho ta sống sự sống của Người, nói lời nói của Người, hành động theo gương của Người, phán đoán theo chuẩn mực của Người, nhìn con người và sự việc bằng cặp mắt của Người, yêu thương bằng trái tim của Người. Khi sự kết hiệp đã đến mức hoàn hảo, chính Người hành động qua ta và vì thế, những hoa trái sẽ vô cùng phong phú. Tuy nhiên, để có thể ở lại mãi trong sự sống và tình yêu của Chúa, chúng ta phải đi qua con đường Thập Giá, là con đường chịu cắt tỉa, chịu hy sinh để trổ sinh hoa trái. Tình yêu hy sinh là con đường dài của lòng nhẫn nại. Yêu thương như Đức Kitô không phải là một thứ tìn cảm ngẫu hứng, nhưng là hành động của người trưởng thành, can đảm, biết sử dụng tự do của mình để yêu thương biến thành hành động phục vụ cho vinh quang Thiên Chúa, phần rỗi của mình và hạnh phúc của tha nhân. Và điều ấy dẫn ta đến với lời hứa của Người: “Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì cứ xin, thì sẽ được” (Ga 15, 7). Xin cho chúng ta luôn biết xin cho mình được gắn bó mãi với Chúa hôm nay, ngày mai và mãi mãi!

 

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa Giêsu là Cây Nho đích thực,

Xin cho chúng con luôn được bám chặt vào Chúa

để được hưởng dồi dào nguồn sống phong nhiêu.

Xin cho con có một sức sống dẻo dai

để có thể bám chặt vào cây dẫu cho gió thế trần vây bủa.

Xin cho con luôn xanh tươi và tràn đầy sức sống

để minh chứng sức mạnh của sự gắn kết với cây.

Xin cho con luôn đâm chồi nảy lộc

để sự sống không bao giờ dừng lại.

Xin cho con luôn sinh hoa kết trái

để dâng hiến sự ngọt lành cho thế giới này. Amen.

Từ khóa:

Chúa Nhật và Lễ Trọng khác:

27/4/2024 - Ở lại và sinh hoa trái (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V - PS)
20/4/2024 - Mục tử tốt lành - sự hiện diện của tình yêu (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV PS)
7/4/2024 - Tôi là nữ tỳ của Chúa (08.04.2024 – Thứ Hai Tuần 2 Phục Sinh - Lễ Truyền tin)
31/3/2024 - Ánh Phục Sinh xé toạc màn sự chết (suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh)
23/3/2024 - Từ lời vạn tuế đến lời kết án (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá - Năm B)
9/3/2024 - Ánh sáng cứu độ từ Thập Giá (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV mùa chay - Năm B)
2/3/2024 - Tâm thế thờ phượng mới (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật III mùa chay - Năm B)
24/2/2024 - Biến hình là biến đổi nội tâm (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật II mùa chay - năm B)
3/2/2024 - Theo sát dấu chân Thầy Giêsu (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V - TNB)
27/1/2024 - Gieo Lời Chúa trong tâm điền (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV - TNB)
20/1/2024 - Bài giảng Đức Thánh Cha: Chúa nhật 3 Thường niên năm B – Chúa nhật Lời Chúa
13/1/2024 - Cầu nối đến với Chúa (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật II - TNB)
7/1/2024 - Suy niệm chú giải Lời Chúa – Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa – Năm B
7/1/2024 - Hành trình tìm kiếm Ánh Sáng (Suy niệm Tin Mừng lễ Chúa Hiển Linh - năm B)
6/1/2024 - Bài giảng của Đức Thánh Cha - Lễ Chúa Hiển Linh
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Album Dâng Mẹ ngàn hoa
Ngàn hoa dâng Mẹ
Bộ mẫu dâng hoa kính Mẹ năm 2024
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com