>> SUY NIỆM - SUY TƯ | CHÚA NHẬT VÀ LỄ TRỌNG

Trở về với gia đinh (Suy niệm lễ Thánh Gia Thất - năm C)
Tin đăng ngày: 25/12/2021 - Xem: 6662

 

Upload


TRỞ VỀ VỚI GIA ĐÌNH

(Suy niệm lễ Thánh Gia Thất - năm C) 

Cây Bút Chì, MTG Vinh

TIN MỪNG: Lc 2,41-52

Hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm.

Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!". Người đáp: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?". Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.

Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.

 

SUY NIỆM:

 

"Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét

và hằng vâng phục các ngài” (Lc 2,50)

Sau đại lễ Giáng Sinh, Giáo Hội cho ta chiêm ngắm hình ảnh của Gia Đình Thánh Gia trong biến cố trẩy lên Đền Thánh, lạc mất Chúa và cuối cùng tìm thấy Người trong đền Thánh. Khi đến tuổi 12, luật Môsê bắt buộc mọi người nam Do-thái giáo phải hành hương lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua được xem là đã trưởng thành về mặt tôn giáo. Với mốc thời gian ấy, Đức Giêsu đã lên đền cùng với gia đình và ở lại đền thờ. Trong biến cố này, Đức Giêsu diễn tả mối tương quan giữa Người và Chúa Cha, sự gắn kết giữa Người và đền thờ, để loan báo trước việc Người sẽ thay thế đền thờ và trở thành đền thờ mới cho muôn dân.

Từ Nazarét tới Giêrusalem là một hành trình xa xôi, phải đi chừng ba ngày mới tới thành thánh. Hằng triệu người đổ về thủ đô, chập chùng tiến bước, dập dìu bên nhau. Hành lý, thực phẩm, lạc đà, lừa ngựa, người lớn, trẻ nhỏ, cụ già...đoàn hành hương háo hức hướng lòng về niềm tự hào của dân thánh. Lễ Vượt Qua kéo dài tám ngày với những nghi lễ long trọng, khói hương nghi ngút. Rồi lễ hội kết thúc, mọi người về lại sinh quán của mình. Dòng người trở về cùng một lúc nên lại trùng trùng điệp điệp hơn cả lúc trẩy lên đền. Khi Đền Thánh được trả lại bầu khí yên tĩnh, Chúa Giêsu nán lại Đền thờ, ngồi giữa các bậc thầy, vừa giảng dạy vừa nghe họ và đặt câu hỏi. Riêng Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse, vì không biết Chúa Giêsu ở lại trong Đền thờ mà nghĩ rằng, con trẻ đã về với những người thân quen, nên yên tâm đi về. Thế nhưng, khi đến chỗ nghỉ, các ngài chẳng thấy con đâu, nỗi sợ hãi và lo lắng mất con đè nặng trong trái tim của các ngài. Suốt năm canh, các ngài thao thức không chợp mắt, phiền não, ưu sầu không biết con trẻ thế nào. Khi trời vừa sáng, cả hai tốc tả lên đường, lặn lội khắp nơi, hỏi thăm mọi người mong sao họ nhìn thấy con. Hành trình tìm kiếm con ròng rã 3 ngày giữa đoàn người hành hương đông như kiến cỏ là một thách thức to lớn. Cuối cùng, sau hành trình vất vả tìm Con, dường như mệt mỏi và buồn lòng nhiều, các ngài mới thấy con của mình ở ngay trong Đền thờ, ngồi giữa các bậc vị vọng. Cậu bé trả lời và phỏng vấn các “bậc thầy Do Thái”, khiến mọi người sửng sốt. Thực ra Chúa Giêsu không đi lạc vào một nơi nào xa lạ, mà Ngài đến ở trong Nhà của Cha Ngài. Khi tìm thấy Con, Đức Mẹ tỏ ra thắc mắc vì hành động của Con, nên đã hỏi Người: “Sao con lại đối xử với cha mẹ như vậy?” (Lc 2, 48). Đáp lại câu hỏi của Mẹ, Chúa Giêsu trả lời bằng một câu hỏi khác: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2, 49). Nghe những lời ấy, Mẹ Maria đã suy đi gẫm lại những lời khó hiểu ấy trong lòng.

Kể từ ngày được sứ thần truyền tin, mỗi ngày một chút, cả Đức Maria và thánh Giuse đã nhận ra mầu nhiệm bao phủ cuộc đời mình. Đối với các ngài, mỗi giai đoạn tăng trưởng của Chúa, là một khám phá, luôn luôn đòi hỏi hai người phải vâng phục thánh ý Thiên Chúa, mỗi ngày phải đáp ứng bằng tiếng xin vâng. Để có thể lắng nghe và đáp lời Thiên Chúa trong mọi sự, ở mọi nơi, vào mọi lúc, các ngài đã nuôi dưỡng và sống sự thinh lặng nội tâm, nền tảng của đời sống chiêm niệm. Còn Chúa Giêsu thì cùng cha mẹ trở về Nazaret và hằng vâng phục các ngài. Có thể nói, gia đình Thánh Gia là bức tranh tuyệt đẹp về tình yêu và sự vâng phục tuyệt đối thánh ý của Thiên Chúa. Dù Thánh Gia là gia đình của Con Thiên Chúa, có đời sống đạo hạnh, thánh thiện, nhưng không thể tránh khỏi những sóng gió và giới hạn của phận người. Dẫu vậy, Gia đình Thánh Gia vẫn luôn đứng vững trong đức tin, vì các thành viên trong gia đình luôn sống theo thánh ý Thiên Chúa, luôn chu toàn bổn phận trách nhiệm và tuân giữ luật lệ. Các ngài chọn thánh ý Thiên Chúa làm phương châm sống cho gia đình, sống tình yêu thương, phục vụ và chia sẻ trong mọi hoàn cảnh của đời sống. Từ hình ảnh gia đình Nazarét, chúng ta được mời gọi làm triển nở giá trị cao quý của gia đình. Gia đình được ví như Hội Thánh tại gia, nơi ươm mầm tương lai cho Giáo Hội. Mỗi thành viên phải biết vun đắp và xây dựng gia đình, biết lo lắng, hy sinh, nhường nhịn và tha thứ cho nhau (x. Cl 3,13).

Nhìn vào thế giới ngày nay, thật đau đớn vì có quá ít tình yêu trong tổ ấm gia đình. Một thời đại đầy thách đố, vì sự thay đổi và biến động trên nhiều phương diện, những trào lưu xã hội đề cao sự tuyệt đối cá nhân. Nhiều gia đình rơi vào tình cảnh khó khăn, tình yêu phai dần đi, sự chung thủy sa sút, những cuộc tranh luận dẫn đến những lời nói gay gắt, những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng trong vai trò làm cha mẹ, bận rộn với công việc, bỏ bê  con cái. Bao gia đình sa ngã vì tội lỗi, vì sự yếu đuối, bất trung với người bạn đời của mình. Tất cả đã để lại những hậu quả nghiêm trọng trong gia đình. Với nhiều người, gia đình không còn là một tổ ấm bình yên và đong đầy tình yêu nữa!

 

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa đã nhập thể làm người và đi vào sống giữa gia đình nhân loại.

Chúa cũng đã chọn một gia đình, để thánh hóa gia đình

và làm cho gia đình trở nên nơi “đáng sống” và là “tổ ấm yêu thương”.

Chúa cũng đã trải qua tuổi trẻ để nên mẫu gương cho những người trẻ.

Hôm nay, khi Giáo Hội cho chúng con chiêm ngắm hình ảnh Gia Đình Thánh Gia

Giáo Hội mời gọi chúng con trở về với giá trị cao cả nhất trong kiếp người.

Trong mọi tặng phẩm Chúa ban,

không một giá trị nào cao cả, linh thánh cho bằng “gia đình”

Gia đình gói ghém tất cả những gì là thân thương

và quý giá nhất trong trái tim của một con người.

Vì thế, xin Chúa ban cho chúng con,

biết trở về với cội nguồn và sống sung mãn vị trí của mình trong gia đình

để làm cho gia đình trở thành nơi hạnh phúc nhất.

Hơn nữa, là những người đã chịu Phép Rửa,

chúng con được thừa hưởng một căn nhà khác lớn hơn, đó là Giáo Hội. 

Giáo Hội là ngôi nhà chung của chúng con.

Xin cho chúng con cũng biết trở về với ngôi nhà Giáo Hội.

để sống xứng đáng là con cái Chúa

và cùng nhau hân hoan tiến bước về ngôi nhà vĩnh cửu trên Thiên Đàng. Amen.  

 

 

Từ khóa:

Chúa Nhật và Lễ Trọng khác:

20/4/2024 - Mục tử tốt lành - sự hiện diện của tình yêu (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV PS)
7/4/2024 - Tôi là nữ tỳ của Chúa (08.04.2024 – Thứ Hai Tuần 2 Phục Sinh - Lễ Truyền tin)
31/3/2024 - Ánh Phục Sinh xé toạc màn sự chết (suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh)
23/3/2024 - Từ lời vạn tuế đến lời kết án (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá - Năm B)
9/3/2024 - Ánh sáng cứu độ từ Thập Giá (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV mùa chay - Năm B)
2/3/2024 - Tâm thế thờ phượng mới (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật III mùa chay - Năm B)
24/2/2024 - Biến hình là biến đổi nội tâm (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật II mùa chay - năm B)
3/2/2024 - Theo sát dấu chân Thầy Giêsu (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V - TNB)
27/1/2024 - Gieo Lời Chúa trong tâm điền (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV - TNB)
20/1/2024 - Bài giảng Đức Thánh Cha: Chúa nhật 3 Thường niên năm B – Chúa nhật Lời Chúa
13/1/2024 - Cầu nối đến với Chúa (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật II - TNB)
7/1/2024 - Suy niệm chú giải Lời Chúa – Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa – Năm B
7/1/2024 - Hành trình tìm kiếm Ánh Sáng (Suy niệm Tin Mừng lễ Chúa Hiển Linh - năm B)
6/1/2024 - Bài giảng của Đức Thánh Cha - Lễ Chúa Hiển Linh
30/12/2023 - Thánh Gia - Mô mẫu của mọi Gia đình
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Bộ mẫu dâng hoa kính Mẹ năm 2024
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
Nguyện ước đầu xuân
Hang Bêlem
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com