Trong số các nhà truyền giáo có 33 Giám mục hưu trí, các linh mục và tu sĩ, và 643 giáo dân; 53% là phụ nữ và có độ tuổi trung bình là 75 tuổi.

Ngoài ra, gần 4.000 người khác đang ở Tây Ban Nha chờ được gửi đi truyền giáo và cộng tác vào hoạt động truyền giáo. Tất cả đều thuộc gần 400 tổ chức Giáo hội, từ các giáo phận đến các dòng tu và tu hội, hoặc các hiệp hội giáo dân.

Mặt khác, Giáo hội ở Tây Ban Nha tiếp tục là nơi cung cấp viện trợ tài chính nhiều nhất sau Hoa Kỳ, với số tiền gần 17 triệu euro. Ngoài ra, trong suốt năm 2023, Hiệp hội Giáo hoàng truyền giáo Tây Ban Nha đã phân bổ hơn 13 triệu euro cho gần 900 dự án truyền giáo.

Nhận thức truyền giáo

Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Giáo hoàng truyền giáo Tây Ban Nha, Cha José María Calderón, giải thích trong phần trình bày báo cáo thường niên rằng sự đóng góp hữu hình này sẽ không thể thực hiện được nếu không có công việc nâng cao nhận thức trước đó: “Nhiệm vụ chính của chúng tôi là linh hoạt truyền giáo, giúp mọi người nhận thức được việc rao giảng Tin Mừng không chỉ là nhiệm vụ của các nhà truyền giáo mà còn của tất cả những người đã được rửa tội”.

Hơn 80 hội nghị và thảo luận bàn tròn, 32 cuộc triển lãm truyền giáo, các cuộc thi Giáng sinh và các lễ hội ca hát truyền giáo, hay các cuộc họp giáo phận đã được tổ chức với hàng ngàn tín hữu đã tham gia.

Serafín Suárez, nhà truyền giáo của Tổ chức Truyền giáo Hải ngoại của Tây Ban Nha (IEME), người đã truyền giáo ở giáo phận Hwange của Zimbabwe trong 30 năm, nhấn mạnh công việc của Hiệp hội, các bạn hữu hoặc các hiệp hội, những người, theo một cách nào đó, cảm nhận và sống sứ vụ.

Ông nói: “Những người truyền giáo là kết quả của những sợi dây và những nút thắt đó. Chúng tôi là những người mang và phát ngôn viên về những gì chúng tôi có đằng sau mình”, đó là nhiều người “không cần ra ngoài, vẫn sống và giúp đỡ sứ vụ”. (ACI Prensa 12/06/2024)

 

Nguồn: vaticannews.va/vi