>> TƯ LIỆU | THỂ LOẠI KHÁC

Từ vựng Công giáo: Môi Côi? Môi Khôi? Văn Côi? Mân Côi? Mai Khôi? Mai Côi?
Tin đăng ngày: 16/10/2022 - Xem: 5536

Upload

 

Một số từ ngữ tôn giáo đôi khi chưa được sử dụng đúng hoặc bị dùng sai âm. Vì vậy những gì tôi viết hoàn toàn dựa trên cơ sở ngữ pháp, chỉ mong muốn từ ngữ tôn giáo được sử dụng chính xác hơn, mà không có tính cách dạy đời, cũng không mang tính tranh luận.

 

Vấn đề căn bản là: Tiếng Hán Việt phải phát âm cách nào mới đúng? Căn cứ vào đâu?


Tiếng Hán Việt bắt nguồn từ chữ Hoa (chữ Hán), thì phải căn cứ theo chữ Hoa. Chữ Hoa đã có mấy ngàn năm nay, là lối chữ biểu ý, không có phiên âm, vậy làm sao phát âm? Thời xưa người Trung Quốc nhiều khi hiểu ý của chữ mà đọc âm chữ chưa đúng. Vì thế, vua Khang Hy, Triều Thanh, mới cho triệu tập tất cả các văn sĩ tài ba trong cả nước biên soạn một cuốn tự điển, ghi rõ cách phát âm của chữ Hoa, và được xuất bản vào năm 55 Triều Khang Hy (tức năm 1716) có tên là KHANG HY TỰ ĐIỂN. Từ đó, cách phát âm của chữ Hoa đều căn cứ vào Khang Hy Tự Điển.


Cách phiên âm của Khang Hy Tự  Điển gọi là PHIÊN THIẾT. Xin lược dẫn:


Muốn ghi âm phải dùng hai chữ (tiếng) mà “nói lái” theo lối PHIÊN THIẾT. Lấy âm khởi đầu của chữ TRƯỚC với vận của chữ SAU, đọc nối liền lại; tiếng chữ trước định BỰC, có hai BỰC: thanh và trọc. (theo Tứ Thinh: bình, thương, khứ, nhập; thanh bình là dấu ngang, thanh thượng là dấu hỏi, thanh khứ là dấu sắc, thanh nhập là dấu sắc). TRỌC (trọc bình là dấu huyền, trọc thượng là dấu ngã, trọc khứ là dấu nặng, trọc nhập là dấu nặng). Chữ sau dùng làm vận và định loại THINH của tiếng, nghĩa là tiếng đầu là THANH âm, thì tiếng đó phải là THANH THINH, tức là chữ ấy phải là âm có dấu ngang hoặc dấu hỏi, sắc, sắc; ngược lại là TRỌC THINH, mang dấu huyền hoặc dấu ngã, nặng, nặng.


Tháng 10 là tháng Môi Côi, chữ Hoa là 玫 瑰.


Phiên thiết chữ 玫 là 謨 mô 杯 bôi, chữ cùng âm là 枚 ( 枚 tiếng Hán Việt lại đọc MAI, không cùng âm với chữ 玫).


Chữ “mô” cho âm khởi đầu m + vận của chữ sau ôi thành môi. (chữ môi phải dấu ngang, vì chữ 謨 mô dấu ngang, thuộc bực thanh bình, nên THINH của chữ đó phải là dấu ngang). Riêng nếu trong âm Trung Quốc có chữ nào đồng âm với chữ đó, thì có ghi lấy âm của chữ đó. Như chữ 玫 cùng âm với chữ 枚 trong âm Trung Quốc, để tiện cho người tra cứu, vì đa số người Trung Quốc không biết rành cách phiên thiết. Do đó, chữ 玫 đọc MÔI thì đúng theo phiên thiết, còn đọc MAI là đúng theo âm tiếng Hán Việt của chữ 枚 (là chữ cùng âm trong tiếng Hán của chữ 玫).


Để dễ nhìn, xin xem phần trình bày dưới đây:

 

             Loại thanh

Bậc thanh

Bình

Thượng

Khứ

Nhập
(có p, t, k ở cuối)

THANH

ngang
(không dấu)

hỏi
(?)

sắc
(/)

sắc
(/)

TRỌC

huyền
(\)

ngã
(~)

nặng
(.)

nặng
(.)

 

Cũng vậy, chữ 瑰 được phiên thiết là 公 CÔNG 回 HỒI, chữ cùng âm là 傀 ( 傀 Hán Việt đọc KHÔI).


Lấy âm khởi đầu c + vận của chữ sau ôi thành côi, dựa theo cách định THINH trên đây, ta sẽ hiểu tại sao công + hồi, không đọc cồi.

玫 瑰 môi côi là bông hồng (rosa).


Chữ 玫 (MÔI) có người đọc thành MÂN hay VĂN là vì nhầm lẫn chữ 玫 với chữ 玟. Hai chữ cùng là bộ ngọc, nhưng chữ 玫 bên phải đi với bộ 攵 phốc, còn chữ 玟 bên phải đi với bộ 文 (văn).


Phiên thiết chữ 玟 : 眉 mi 貧 bần, đọc MÂN.

hoặc 無 vô, 分 phân, chữ cùng âm là 文 ( 文 Hán Việt là VĂN), theo phiên thiết: vô + phân đọc VÂN. Nhưng dù MÂN, VÂN hay VĂN đều do nhầm lẫn với chữ cùng âm hoặc nhầm lẫn với mặt chữ tương tự nhau nên đọc sai chữ khi dịch thôi.


Do đó, chúng ta nên dựa trên phiên thiết của KHANG HY TỰ ĐIỂN đọc là MÔI CÔI mới đúng.


Trên đây chỉ là trích phần liên quan phiên thiết cho hai chữ 玫 瑰 Môi Côi.


Tôi muốn dựa trên cơ sở căn bản của KHANG HY TỰ ĐIỂN, trình bày về vấn đề đọc của tiếng Hán Việt thế nào mới đúng, để chúng ta có thể giải quyết mọi thắc mắc sau này.


Trích: Bài Giảng Chúa Nhật - Tháng 10/2005


Ghi chú:
 

- Hán Việt Tự Điển (Đào Duy Anh, 1957): Mai Côi
- Dictionnaire Vietnamien Chinois Français (Eugène Gouin des Missions Etrangères de Paris, 1957 Saigon): Môi (Mai) Côi.
- Hán Việt Tân Từ Điển (Nguyễn Quốc Hùng, 1975 Saigon): Mai Khôi (Côi).
- Từ Điển Hán Việt Hiện Đại (Nguyễn Kim Thản, 1994 Tp. HCM): Mai (Môi); Côi (Khôi).
 


 Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

Nguồn: http://daminhrosalima.net/
Từ khóa:

Thể loại khác khác:

10/4/2024 - “Noli me tangere”: Câu này có ý nghĩa gì?
7/4/2024 - Kinh Thánh có đề cập đến việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót không?
2/4/2024 - Lễ Phục sinh cho chúng ta thấy “Đặc ân được làm phụ nữ”
30/3/2024 - Kénose là gì?
28/3/2024 - Tuần Thánh - Tam Nhật Vượt Qua là gì?
25/3/2024 - Chín điều nên biết về Tuần Thánh
21/3/2024 - Căn cước đàn ông, căn cước đàn bà
19/3/2024 - Bài hát cộng đồng Thứ Bảy Tuần Thánh - Canh Thức Vượt Qua
9/3/2024 - “Xin dạy chúng con cầu nguyện” – Tài liệu sống Năm Cầu Nguyện để chuẩn bị cho Năm Thánh 2025
4/3/2024 - Hội thảo: Trí tuệ nhân tạo – Cơ hội và thách đố đối với Kitô hữu Việt Nam
24/2/2024 - Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa?
22/2/2024 - Tái khám phá và sống các cử hành Phụng Vụ theo tinh thần Tông Thư Desiderio Desideravi
21/2/2024 - Người tu sĩ đồng tính thì có sao không?
18/2/2024 - Tại sao Thứ Tư Lễ Tro là “phụng vụ sự chết”
16/2/2024 - Mùa Chay và sự sống Thần Linh
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Bộ mẫu dâng hoa kính Mẹ năm 2024
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
Nguyện ước đầu xuân
Hang Bêlem
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com