Tin tức Vatican dưới con mắt phóng viên báo La Vie tại Rôma. Trong một phỏng vấn, Đức Phanxicô tuyên bố, nếu ngài từ nhiệm, ngài thích được gọi là “giám mục danh dự Rôma” hơn là “giáo hoàng danh dự”. Một bước tượng trưng quan trọng, dù nó không giải quyết được tất cả.
Cần Từ nhiệm hay không từ nhiệm? Câu hỏi về cái chết hay về việc từ nhiệm của các giáo hoàng ở Vatican thì cũng như các bài hát mùa hè vừa ám ảnh vừa lặp đi lặp lại nên khá chán ngấy. Khi tình trạng sức khỏe của các giáo hoàng không nên là những câu chuyện đùa thiếu tế nhị: như tuần rồi, một tài khoản Twitter giả đã đăng Đức Bênêđíctô XVI qua đời vào nửa đêm, lúc 2:30 sáng làm cho các nhà vatican học bị báo động tối đa trước khi phủ nhận tin đồn. Đồng thời, trong một phỏng vấn phát sóng trên Televisa Univision, Đức Phanxicô xác nhận ngài không có “ý định từ chức vào lúc này”. Ngài tuyên bố: “Ngay bây giờ, tôi không có cảm tưởng Chúa đang hỏi tôi, nếu tôi có cảm tưởng Ngài đang hỏi tôi, tôi sẽ trả lời vâng.” Đức Phanxicô đã nói, ngài hình dung triều giáo hoàng của ngài sẽ ngắn, có thời gian để đặt những mốc quan trọng đầu tiên cho cuộc cải cách được đề cập trong các cuộc họp trước mật nghị, nhưng thời gian trôi qua nhanh hơn dự kiến. Ngài nói, chín năm trôi trong khoảng khắc của một “tiếng thở dài”.
Như thế Đức Phanxicô cắt bỏ những tin đồn về việc ngài sắp từ chức, nhưng ngài thú nhận, trong trường hợp ngài cảm thấy không còn khả năng hoàn thành sứ mệnh, khi ngài đau nhiều quá, hoặc trở thành “một trở ngại”, ngài hy vọng sẽ được giúp đỡ để có quyết định rút lui. Nhân dịp ngài nói đến gương của Đức Bênêđíctô XVI và lặp lại “ngài thương cảm” với Đức Bênêđíctô XVI. Khi được hỏi làm cách nào để tình trạng danh dự của giáo hoàng có thể tiến triển, ngài trả lời: “Tôi nghĩ chính lịch sử sẽ buộc chúng ta phải điều chỉnh nhiều hơn, vì trải nghiệm đầu tiên đã tốt, Đức Bênêđíctô XVI là người thánh thiện và kín đáo”. Ngài nói thêm: “Sẽ có thể tốt hơn để xác định mọi thứ nhiều hơn hoặc làm cho chúng rõ ràng hơn”. Có thể, về phần ngài, một cách sâu đậm, ngài đã xem mình là “giám mục Rôma”, ngài thích được gọi là “giám mục danh dự Rôma” hơn là “giáo hoàng danh dự” – một điểm không mới vì nhiều thần học gia và nhà vatican học đã có quan điểm này. Nhưng nếu khi từ nhiệm mà khả năng thể chất và tinh thần của ngài còn tốt, ngài sẽ đi thăm người bệnh và đi giải tội như ngài đã lên chương trình nghỉ hưu khi còn là tổng giám mục giáo phận Buenos Aires, trước mật nghị bầu ngài làm giáo hoàng.
Kể từ khi Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm, quả thực cương vị “giáo hoàng danh dự” đã làm tốn nhiều giấy mực. Mọi người đều biết chủ đề này ở “trên bàn làm việc” và phải được thảo luận: một giáo hoàng danh dự có thể tiếp tục mặc áo trắng không? Sống ở Vatican không? Nên được gọi như thế nào? Ai là người quản lý giao tiếp của họ? Ngài có thể phát biểu được đến đâu? Kể từ khi nghỉ hưu, các bài viết hiếm hoi của Đức Bênêđíctô XVI đã gây nhiều tranh luận sôi nổi trong nội bộ, cho thấy nếu trên thực tế, một “giáo hoàng danh dự” không còn là giáo hoàng nữa – vì chỉ có thể có một giáo hoàng duy nhất -, lời của ngài vẫn còn tác động. Ngắn gọn, một cách biểu tượng, chúng ta không “bỏ giáo hoàng” một cách dễ dàng như vậy được.
Cho dù đó là việc viết lại một đoạn dành cho việc rước lễ của những người ly dị tái hôn từ các tác phẩm thời trẻ của ngài trong kỳ Thượng hội đồng về gia đình năm 2014, hay một bài báo về lạm dụng tình dục đăng trên một tạp chí Đức ngay sau hội nghị thượng đỉnh về bảo vệ trẻ vị thành niên năm 2019 và gần đây là suy tư của ngài về đời sống độc thân của các linh mục được công bố vào đêm trước Thượng hội đồng Amazon trong quyển sách Từ sâu thẳm trái tim chúng ta (Des profondeurs de nos coeurs), ngài được giới thiệu trên trang bìa là đồng tác giả với hồng y Robert Sarah… Mỗi can thiệp này, vào những thời điểm thiết yếu của triều giáo hoàng Phanxicô, có tác dụng như một quả bom, bị công cụ hóa, đào sâu thêm phân cực bằng cách làm cho hai người áo trắng quay lưng lại với nhau. Và điều này, dù Đức Bênêđíctô XVI chỉ muốn trình bày như một thần học gia và đóng góp vào các cuộc tranh luận trí tuệ vào thời điểm đó.
Nhưng cũng như cách Đức Bênêđíctô XVI đã ảo tưởng khi nghĩ rằng ngài có thể nói như một thần học gia “đơn thuần”, đến mức ngài phải kinh ngạc khi thấy mỗi lần lời nói của mình được dùng như một vũ khí để chống lại người kế nhiệm, cũng có thể ảo tưởng khi nghĩ rằng Đức Phanxicô có thể hoạt động như một mục tử “đơn thuần” không? Thêm nữa, nếu Đức Bênêđíctô XVI được xem như người khá nhút nhát, thì đây không phải là trường hợp của Đức Phanxicô, người thường xuyên trả lời phỏng vấn trên báo, trên sách, và thích dông dài “gặp đâu nói đó”, vừa như thổi một luồng gió tự phát lôi cuốn những người ở xa Giáo hội, nhưng cũng lại gây bối rối. Đức Phanxicô, “giám mục danh dự Rôma” liệu có chống lại được mời mọc và qua đó là những phản hồi không?
Điều này không làm giảm thực tế, việc đặt các quy tắc cho tình trạng là điều hiển nhiên và cần thiết. Việc không còn được gọi là “giáo hoàng danh dự” sẽ là một bước biểu tượng quan trọng – hơn nữa đây là những gì đã được dự kiến tại Vatican năm 2013, khi Đức Bênêđíctô XVI từ chức, trước khi ngài được các người thân cận ngài cố vấn, đã không quyết định cách khác, như nhà báo Sandro Magister thời đó đưa ra những rủi ro của một quyết định như vậy, được xem là đáng ngạc nhiên khi đó. Nhưng mong muốn được làm sáng tỏ cần thiết này cũng không nên làm cho chúng ta có ảo tưởng, vì giáo hoàng không phải là một “nghề” như bất kỳ nghề nào khác, huống chi ở một thời điểm mà rất nhiều người đang tìm kiếm các điểm mốc và phương hướng thẳng đứng, nhưng cũng trong thời điểm mà các phân cực trong Giáo hội đạt đến một cường độ khác thường. Một giáo hoàng, vì ngài là người kế vị Thánh Phêrô sẽ luôn và sẽ không bao giờ là “người bình thường”. Do đó “giám mục danh dự Rôma” sẽ là một bước biểu tượng hơn bất cứ điều gì khác, nhưng chúng ta cũng đừng quên – và điều này đặc biệt đúng trong Giáo hội – các biểu tượng là những điều đáng kể.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn 10.08.2022/ lavie.fr, Marie Lucile Kubacki, 2022-07-15
|