>> KỸ NĂNG SỐNG |

Noi theo những bước sám hối đơn giản của người trộm lành
Tin đăng ngày: 25/2/2024 - Xem: 3094

Upload

 

Tác giả: Lm. James Dominic Brent, O.P.

Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

Từ: Our Sunday Visistor (06/02/2024)

Trái tim của Chúa Cha giàu lòng thương xót, và bây giờ Người đang kêu mời mọi người trên mặt đất hướng đến một cuộc thay đổi tâm hồn. “Hãy sám hối!” là lời đầu tiên thốt ra từ miệng Chúa Giêsu trong sứ vụ rao giảng công khai của Người, “và hãy tin vào Tin Mừng” (Mt 4,17; Mc 1,15). Tin Mừng là lời loan báo đầy niềm vui rằng Thiên Chúa nhân lành yêu thương chúng ta hiện đang mời gọi chúng ta bước vào Sự Sống thần linh của Người. Người đã ban cho chúng ta Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, Người đã ban cho chúng ta Thánh Thần của Người, và Người đã ban cho chúng ta Giáo Hội của Người để chúng ta có thể đến với Người để bước vào nhà Chúa Cha - vào trái tim của Chúa Cha, Đấng yêu thương chúng ta hơn tất cả những gì chúng ta có thể cầu xin hoặc tưởng tượng. Tuy nhiên, không có con đường nào khác ngoài con đường sám hối (metanoia). 

Metanoia là một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự biến đổi của tâm trí. Thông thường, nó được dịch là “sám hối”. Trong cả hai trường hợp, nó tượng trưng cho một sự thay đổi trong tận cốt lõi của con người. Khi Chúa Giêsu công bố Tin Mừng, Người không chỉ nói với chúng ta về tình yêu vô bờ của Chúa Cha, Người không chỉ kêu gọi chúng ta đón nhận tình yêu đó mà còn nhấn mạnh đến việc ăn năn sám hối. Vì metanoia hay sám hối chính là cách bạn và tôi đón nhận tình yêu thương xót của Chúa Cha. Không ai có thể vào nhà Chúa Cha mà không mở lòng mình ra với Chúa Cha và xa tránh tội lỗi. 

Người trộm lành 

Một trong những mẫu gương điển hình nhất trong Kinh Thánh là người trộm lành. Một điều gì đó lớn lao đã xảy ra giữa Chúa Giêsu và người trộm lành, và câu chuyện được tìm thấy trong Tin Mừng theo Thánh Luca 23,39-43. Tuy nhiên, để thấy được sự lớn lao trọn vẹn của những gì Thánh Luca nói với chúng ta, người ta cũng phải đề cập đến câu chuyện mà Thánh Matthêu và Marcô đã thuật lại trong Tin Mừng của các ngài. Cả Thánh Matthêu và Marcô đều kể cho chúng ta rằng Chúa Giêsu chịu đóng đinh cùng với hai tên trộm (x. Mt 27,44; Mc 15,32). Thánh Matthêu và Marcô đều đồng tình rằng cả hai tên trộm đều lăng mạ Chúa Giêsu. Tuy nhiên, Thánh  Luca nói rằng một tên trộm đã nhục mạ Chúa Giêsu, nhưng tên trộm kia lại làm ngược lại. Người trộm lành tuyên xưng sự vô tội và vương quyền của Chúa Giêsu (x. Lc 23,41-42). Thoạt nhìn, có vẻ như các câu chuyện Tin Mừng có sự mâu thuẫn với nhau. Có phải cả hai tên trộm đều lăng mạ Chúa Giêsu hay chỉ một trong số họ? 

Các giáo phụ đã nhận thấy vấn đề này và để làm hài hòa các Tin Mừng, một số giáo phụ đã rút ra một kết luận rất sáng tỏ. Chắc hẳn lúc đầu người trộm lành cũng đã lăng mạ Chúa Giêsu, nhưng sau đó, khi bị đóng đinh, anh ta đã thực sự có một cuộc thay đổi tâm hồn đối với Chúa Giêsu - đó là một sự hoán cải. 

Tiến trình sám hối 

Kết luận với sự giải thích như thế của các giáo phụ hoàn toàn phù hợp với những gì chúng ta thấy trong câu chuyện về người trộm lành trong Tin Mừng theo Thánh Luca. Những lời của người trộm lành, cả với người bạn trộm của mình và với Chúa Giêsu, cùng nhau thể hiện tất cả những yếu tố của một con tim đang trải qua quá trình sám hối. Có thể nói câu chuyện về người trộm lành là một câu chuyện sám hối trong “thời gian thực”. Nó đã diễn ra như thế nào? 

Câu chuyện bắt đầu với việc một tên trộm tra vấn Chúa Giêsu một cách chế nhạo: “Ông không phải là Đấng Mêsia sao? Hãy cứu lấy mình và cứu chúng tôi!” (Lc 23,39) Người trộm lành sau đó khiển trách anh ta: “Ngươi không kính sợ Chúa sao?” Cựu Ước nói với chúng ta nhiều lần rằng “khởi đầu của sự khôn ngoan là kính sợ Chúa” (Cn 9,10). Kính sợ Chúa là bước đầu tiên trên con đường sám hối. Đơn giản bằng cách nêu ra câu hỏi về sự kính sợ Chúa, người trộm lành cho thấy chủ đề này gần đây đã xuất hiện trong tâm trí anh ta như thế nào. Mặc dù thân xác của người trộm lành đã bị đóng đinh vào thập giá, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, anh đã đi được bước đầu tiên trên con đường sám hối (metanoia). 

Người trộm lành sau đó thực hiện bước thứ hai. Vẫn nói chuyện với người bạn trộm của mình, anh ta thú nhận tội lỗi của mình khi nói: “Chúng ta đã bị kết án cách thích đáng, vì bản án chúng ta nhận tương ứng với tội ác của chúng ta” (Lc 23,41). Không có sự sám hối nếu không khiêm nhường thừa nhận tội lỗi và sai lầm. Chừng nào bạn và tôi còn sống trong trạng thái phủ nhận và hợp lý hóa tội lỗi của mình thì sự biến đổi trong tâm trí của chúng ta sẽ không diễn ra. Con tim của chúng ta vẫn ở nguyên chỗ cũ và chẳng thể đi đến đâu. Tuy nhiên, ở đâu có sự nhìn nhận và xưng thú tội lỗi, thì một sự thay đổi tâm hồn sẽ bắt đầu. Một lối sống mới và tốt đẹp hơn - với sự trợ giúp từ ân sủng của Thiên Chúa - mở ra trước mắt chúng ta. Nhưng người trộm lành còn đi xa hơn là chỉ thừa nhận tội lỗi của mình. 

Người trộm lành thực hiện bước thứ ba khi anh ta tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu. Vẫn nói với người bạn trộm của mình, người trộm lành tuyên xưng sự vô tội của Chúa Giêsu: “Người này chẳng làm gì phạm tội cả.” (Lc 23,41) Trong Kinh Thánh, sự vô tội và thánh thiện đi đôi với nhau. Khi tuyên xưng sự vô tội của Chúa Giêsu, trên thực tế, người trộm lành cũng tuyên xưng sự thánh thiện của Chúa Giêsu. Chắc chắn Chúa Giêsu đã thoáng nghe được cuộc đối thoại này giữa hai tên trộm. 

Chắc chắn Chúa Giêsu đã phát hiện ra đức tin mới hình thành của người trộm lành, đồng thời cũng phát hiện được ngay cả ý định sám hối trong lòng của anh ta. Tuy nhiên, sự biến đổi trong tâm trí của người trộm lành vẫn chưa hoàn tất. Vào thời điểm này trong câu chuyện, người trộm lành đã chống lại tội lỗi của chính mình, đã tuyên xưng một đức tin nhất định về sự thánh thiện của Chúa Giêsu, và thậm chí còn bảo vệ Chúa Giêsu trước sự nhạo báng, nhưng sự hoán cải của anh ta vẫn chưa hoàn tất. Cá nhân anh ta vẫn chưa quay về phía Chúa Giêsu. 

Tuy nhiên, ân sủng đang hành động trong tâm hồn anh ta. Sau khi nói chuyện với người bạn trộm của mình, người trộm lành chuyển sang nói chuyện với Chúa Giêsu. Sự thay đổi này không chỉ là đòi hỏi cốt yếu mà còn tượng trưng cho một điều gì đó sâu sắc đang diễn ra trong tâm hồn anh ta. Tâm hồn anh hướng về Chúa Giêsu một cách riêng tư, và anh đưa ra một trong những lời cầu xin khiêm nhường nhất và lay động tâm hồn nhất về tình yêu và lòng thương xót trong toàn bộ Kinh Thánh: “Lạy ông Giêsu, xin nhớ đến tôi khi ông vào vương quốc của ông!” (Lc 23,42)

 Tuyên xưng đức tin
 Nói cách này, người trộm lành đã thực hiện hai việc cùng một lúc. Đầu tiên, người trộm lành thậm chí còn tuyên xưng đức tin một cách rõ ràng hơn. Anh nói lên đức tin của mình vào vương quyền của Chúa Giêsu, nhưng giờ đây anh còn nói lên đức tin của mình vào Chúa Giêsu với chính Chúa Giêsu. Một cuộc đối thoại thực sự giữa anh và Chúa Giêsu đã bắt đầu. Thứ hai, người trộm lành tuyên xưng loại đức tin thực sự mở đường cho việc sinh ra niềm hy vọng. Bằng cách tin vào cả thiện chí và vương quyền của Chúa Giêsu, người trộm lành thực sự mong đợi Chúa Giêsu có thể làm được điều gì đó. Anh không mong đợi Chúa Giêsu đem mình xuống khỏi thập giá, nhưng lại mong đợi một điều gì đó tốt đẹp hơn nhiều. Anh mong đợi Chúa Giêsu đưa mình vào vương quốc - vào vương quốc tình yêu. 

Trước khi nghe người trộm lành nói, hiển nhiên Chúa Giêsu đã thoáng nghe được cuộc đối thoại giữa hai người. Chúa Giêsu đã xét thấy lòng kính sợ Chúa của người trộm lành, việc anh thừa nhận tội lỗi và việc anh chấp nhận một hình phạt thích đáng. Tuy nhiên, một khi người trộm lành quay về với Chúa Giêsu, Chúa Giêsu không chỉ xét thấy lời kêu xin vào tình yêu và lòng thương xót của anh ta hay lòng mong đợi được đưa vào vương quốc của anh ta. Đúng hơn là Chúa Giêsu đã đón nhận nó. Chúa Giêsu đã đón nhận lời cầu xin chân thành và niềm hy vọng của anh ta. Chúa Giêsu đã đón tiếp anh ta. Vì Chúa Giêsu đã trả lời người trộm lành bằng một trong những lời cảm động nhất trong Kinh Thánh: “Amen, tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ ở với tôi trên thiên đàng.” (Lc 23,43)

Thiên đàng 

Trong Kinh Thánh, ngày hôm nay thường tượng trưng cho sự vĩnh cửu. Trong Tv 2,7, Thiên Chúa nói: “Con là con Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con.” Hôm nay không có nghĩa là ngày dương tháng theo niên lịch. Đúng hơn, Thư gửi tín hữu Do Thái cho chúng ta biết câu này mang đến một mặc khải mang tính ngôn sứ về Chúa Cha hằng hữu đang nói với Người Con vĩnh cửu của Người (x. Dt 1,5; 5,5). Hôm nay có nghĩa là “từ đời đời Cha đã sinh ra Con”. Tương tự như vậy, khi Chúa Giêsu nói với người trộm lành “hôm nay anh sẽ ở với Tôi” có nghĩa là “anh sẽ ở với Tôi mãi mãi”. 

Chúa nói: “Anh sẽ ở với tôi trên thiên đàng.” Không ai có thể tưởng tượng được thiên đàng thực sự là gì, nhưng phụng vụ Công giáo Maronite có rất nhiều mô tả cổ xưa về nó, cụ thể: “Trong thiên đàng ánh sáng và nơi của niềm vui rạng ngời, tất cả các thánh đều được tôn vinh, Đức Mẹ Maria và các tổ phụ, các ngôn sứ, các tông đồ, các vị tử đạo và những người công chính được Thiên Chúa yêu thương.” Phụng vụ Maronite cũng ca ngợi về nơi ở của những người công chính và nơi ở của những người chiến thắng các tầng trời, và cầu nguyện rằng chúng ta cũng có thể đi đến nơi tươi sáng đó, nơi mà ánh sáng của Thiên Chúa chiếu tỏa trên gương mặt của Chúa Giêsu Kitô sẽ chiếu tỏa trên chúng ta. Tất cả những điều này sẽ xảy đến với những người bước đi trên con đường sám hối (metanoia) - cuộc sống trong nhà Chúa Cha. 

Điều gì đã khiến người trộm lành thay đổi? Chắc chắn anh đã quan sát thấy Chúa Giêsu hành động khác biệt như thế nào khi bị đóng đinh. Các sử gia Rôma cho chúng ta biết rằng những người bị đóng đinh thường tranh giành mạng sống giống như thú dữ, nhưng Tin Mừng cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã chấp nhận như chiên con bị dẫn đến lò sát sinh. Những người bình thường sẽ chửi rủa những người hành quyết mình, nhưng Chúa Giêsu lại cầu nguyện để họ được tha thứ. Tấm bảng trên thập giá của Chúa Giêsu nói rằng Người là vua của người Do Thái, và trớ trêu thay, đó lại là chân lý của Tin Mừng. Chữ viết trên tấm bảng và lòng tốt đáng chú ý cũng như tình yêu thương xót của Chúa Giêsu được thể hiện đối với tất cả mọi người là một sự loan báo Tin Mừng đủ sức thuyết phục đối với người trộm lành. Trong sâu thẳm là tâm hồn, ánh sáng ân sủng soi sáng tất cả, và giữa cái chết, anh đã nhìn thấy nơi Chúa Giêsu cơ hội sống cuối cùng của mình. Người trộm lành đã nhận được ơn hoán cải. Cầu mong điều đó cũng có thể xảy ra với tất cả chúng ta.

 

Nguồn: https://giaophanvinhlong.net/
Từ khóa:

khác:

26/4/2024 - 5 vị thánh có thể giúp chị em vượt qua những khó khăn
25/4/2024 - Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng
25/4/2024 - Linh mục tốt cần học suốt đời
24/4/2024 - Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em
23/4/2024 - Niềm tin của chúng ta vào Chúa được thử thách như thế nào khi chúng ta cầu nguyện?
23/4/2024 - Đức Thánh Cha: Đức Piô VII là người hiệp thông trong thời kỳ khó khăn
22/4/2024 - Tại sao nhiều người hay than vãn?
21/4/2024 - Mặt trái của 'Hội chứng con vịt nổi'
20/4/2024 - 7 biểu hiện của người đáng tin cậy
20/4/2024 - Cùng thuộc về một gia đình Dân Chúa – ơn gọi thánh hiến hiệp hành với phẩm trật Giáo Hội
19/4/2024 - Đi tu để làm gì?
17/4/2024 - Bảy vị thánh lý tưởng để tìm đến khi gặp khó khăn trong công việc
14/4/2024 - Cách làm dịu cơn giận dữ
11/4/2024 - Ba bài học của Warrent Buffet về tiền bạc cần dạy con
10/4/2024 - 4 cách để giúp trẻ thoát khỏi chứng rối loạn lo âu
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Bộ mẫu dâng hoa kính Mẹ năm 2024
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
Nguyện ước đầu xuân
Hang Bêlem
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com