>> TƯ LIỆU | THỂ LOẠI KHÁC

Sắc Chỉ là gì và ai có quyền ban hành Sắc Chỉ?
Tin đăng ngày: 8/11/2023 - Xem: 4253

Upload

 

Trang Website của Tổng Giáo phận Hà Nội, Tổng Giáo phận Huế và một số Giáo phận ở Việt Nam đăng bài viết “Tổng Giáo phận Hà Nội mở án phong chân phước và phong thánh cho Tôi tớ Chúa, Đức Cha Francois Pallu”, trong đó có viết: “Trước lời thỉnh cầu trên, Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã ban hành sắc chỉ chấp thuận và công bố Bản kiến nghị (Libellus) của Cáo thỉnh viên để chính thức khởi sự vụ án cấp giáo phận”(1).

 Sắc chỉ là gì và ai có quyền ban hành sắc chỉ? Sắc chỉ là từ Hán được đọc theo âm Hán Việt:

-Sắc (bộ Phộc) là sắc lệnh, tờ chiếu mệnh của vua ban cho quan dân gọi là sắc.

-Chỉ (bộ Nhật) là chỉ dụ, lời vua ban cho tôi dân gọi là chỉ(2)

 Như vậy chỉ có nhà vua mới ban hành sắc chỉ, ngoài ra không có vị quan nào được ban hành sắc chỉ cả! Trong Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng là người đứng đầu lãnh đạo quốc gia Vatican cũng như toàn thể tín đồ Công giáo trên toàn thế giới và Giáo hoàng được xem như vị vua của Giáo hội Công giáo. Do đó chỉ có Giáo hoàng mới có quyền ban hành sắc chỉ.

Ngoài ra một vài Giáo phận ở Việt Nam, gọi thánh lễ Giáng sinh, Phục sinh được Giám mục Giáo phận chủ sự tại nhà thờ Chánh tòa của Giáo phận là “Thánh lễ Đại triều”.

Thế nào là “Đại triều”, thế nào là “Thường triều”? Và Đại triều, Thường triều diễn ra ở đâu?

Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ do Nội các triều Nguyễn biên soạn: “Phàm khi gặp Nguyên đán, Đoan dương, Vạn thọ hay gặp lễ Khánh hạ, phải đặt một buổi chầu Hoàng đế ngự điện Thái Hòa nhận mừng, những buổi ấy đều đặt nghi lệ đại triều. Còn mỗi tháng, ngày mồng 1, ngày rằm Hoàng đế ngự điện Cần Chánh nhận chầu, đều đặt nghi lệ thường triều

Trước đó vào năm Gia Long thứ 5 (1806) nghị định: “Mỗi tháng, ngày mồng 1, ngày 15 đặt nghi lệ đại triều ở sân điện Thái Hòa, những ngày mồng 5, mồng 10, 25 đặt nghi lệ thường triều ở sân điện Cần Chánh”(3)

Như vậy nghi lệ đại triều và thường triều đều diễn ra trong Đại nội – Kinh đô Huế. Nghi lệ đại triều diễn ra tại điện Thái Hòa và nghi lệ thường triều diễn ra tại điện Cần Chánh (điện Cần Chánh nằm sau lưng điện Thái Hòa).

Khi thiết đại triều ở điện Thái Hòa thì các hoàng tử và hoàng thân “xếp hàng đứng trên thềm điện, văn võ và các tôn tước từ tam phẩm trở lên, ban ở bệ đỏ (đan bệ), từ tứ phẩm trở xuống ban ở thềm rồng (long trì), ủy viên các địa phương chiểu theo phẩm hàm đứng tiếp theo đó”

Khi thiết thường triều ở điện Cần Chánh thì các hoàng tử, hoàng thân “bày đứng trên thềm điện, các phẩm quan văn võ, bày hàng đứng ở trước sân, đều chia hai bên tả hữu đứng trông theo các phẩm sơn”(4)

Trước năm Minh Mạng thứ 13 (1832) quan văn đứng bên hữu, quan võ đứng bên tả. Vua Minh Mạng ban dụ quy định trở lại: “Văn, võ tuy có hai đường, nhưng triều đình vẫn coi như một, vốn không phải có cao, thấp, cũng không có ý gì trọng, khinh, thế nhưng trong nghi lễ thiết triều từ trước đến nay, quan văn đứng hàng bên hữu, quan võ lại đứng hàng bên tả, thật chưa được hợp lễ. Chuẩn từ nay về sau phàm quan văn đều đứng hàng bên tả, quan võ đều đứng hàng bên hữu để cho hợp với cổ điển và nghiêm chỉnh lễ triều. Giao bộ Lễ thông báo lời dụ cho mọi người biết”(5)

Nếu đem từ ngữ “Đại triều/ Thường triều” áp dụng vào Thánh lễ của Công giáo thì “Thánh lễ đại triều” diễn ra tại ngay Đền thờ thánh Phê rô ở Rome- Kinh đô của Giáo hội và do Đức Thánh Cha chủ sự. Còn thánh lễ Giáng sinh, Phục sinh do các Giám mục chính tòa chủ sự tại các nhà thờ Chánh tòa của Giáo phận không thể gọi là “Thánh lễ đại triều” mà nên gọi là “Thánh lễ trọng thể”.

Ngày nay Tự điển tiếng Việt, Tự điển Hán Việt được xuất bản một cách rộng rãi, tha hồ mà nghiên cứu. Do đó chúng ta phải sử dụng từ ngữ một cách chính xác, nếu dùng từ ngữ như đã nêu trên sẽ bị gọi là “tiếm lạm từ ngữ”.

Nguyễn Văn Nghệ

 


Chú thích:

(1)-tonggiaophanhanoi.org/sac-chi-cong-bo-ban-kien-nghi-an-phong-chan-phuoc-va-phong-thanh-cua-duc-cha-francois-pallu-cap-giao-phan/

(2)- Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, Nxb Đà Nẵng, t. 247 & 256

(3)- Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tập 6, Nxb Thuận Hóa, t. 67

      -Nguyễn Sĩ Giác, Đại Nam điển lệ toát yếu, Nxb TPHCM, t. 312-313

      -Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Nxb Tủ sách Đại học Sài Gòn, xem Phân đoạn I Phiên Đại triều, t.122 và Phân đoạn II Phiên Thường triều, t.123

(4)- Phẩm son: phiến gỗ, ghi phẩm trật, đặt ở đầu hàng từng phẩm, để trông đó đứng vào hàng, theo thứ tự.

(5)- Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tập 6, Nxb Thuận Hóa, t. 81

     – Nguyễn Sĩ Giác, Đại Nam điển lệ toát yếu, Nxb TPHCM, t. 312-313

     -Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Nxb Tủ sách Đại học Sài Gòn, t. 122&123

Nguồn: https://gpquinhon.org/
Từ khóa:

Thể loại khác khác:

10/4/2024 - “Noli me tangere”: Câu này có ý nghĩa gì?
7/4/2024 - Kinh Thánh có đề cập đến việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót không?
2/4/2024 - Lễ Phục sinh cho chúng ta thấy “Đặc ân được làm phụ nữ”
30/3/2024 - Kénose là gì?
28/3/2024 - Tuần Thánh - Tam Nhật Vượt Qua là gì?
25/3/2024 - Chín điều nên biết về Tuần Thánh
21/3/2024 - Căn cước đàn ông, căn cước đàn bà
19/3/2024 - Bài hát cộng đồng Thứ Bảy Tuần Thánh - Canh Thức Vượt Qua
9/3/2024 - “Xin dạy chúng con cầu nguyện” – Tài liệu sống Năm Cầu Nguyện để chuẩn bị cho Năm Thánh 2025
4/3/2024 - Hội thảo: Trí tuệ nhân tạo – Cơ hội và thách đố đối với Kitô hữu Việt Nam
24/2/2024 - Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa?
22/2/2024 - Tái khám phá và sống các cử hành Phụng Vụ theo tinh thần Tông Thư Desiderio Desideravi
21/2/2024 - Người tu sĩ đồng tính thì có sao không?
18/2/2024 - Tại sao Thứ Tư Lễ Tro là “phụng vụ sự chết”
16/2/2024 - Mùa Chay và sự sống Thần Linh
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Bộ mẫu dâng hoa kính Mẹ năm 2024
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
Nguyện ước đầu xuân
Hang Bêlem
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com