>> TƯ LIỆU | THỂ LOẠI KHÁC

Ân sủng cho mọi tín hữu: Giải thích Thánh lễ Truyền Dầu
Tin đăng ngày: 4/4/2023 - Xem: 3731

Upload

 

Hằng năm, trước lễ Phục sinh, tại các nhà thờ chính tòa trên khắp thế giới, cộng đoàn dân Chúa cử hành Thánh lễ Truyền Dầu. Ngoài lễ Giáng sinh và Phục sinh, đây là một trong những hoạt động phụng vụ cổ xưa, giàu tính biểu tượng và quan trọng nhất trong Giáo hội. Mặc dù Thánh lễ Truyền Dầu có thể không nổi bật trong tâm trí của nhiều người, nhưng việc tham dự Thánh lễ này là một cách thế tuyệt vời để cảm nếm sâu sắc hơn đời sống bí tích của Giáo hội.

Vậy chính xác thì Thánh lễ Truyền Dầu là gì, và tại sao Thánh lễ ấy lại quan trọng?

Lễ Truyền Dầu là gì?

Trong Thánh lễ Truyền Dầu, Đức Giám mục cùng với mọi linh mục trong giáo phận, làm phép và thánh hiến các loại dầu sẽ được sử dụng cho các bí tích trong một năm tới.

Theo lịch sử, việc làm phép dầu này diễn ra vào Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, vì đó là ngày tưởng niệm biến cố Chúa Kitô thiết lập chức tư tế thừa tác. Trong triều đại giáo hoàng của mình, Đức Giáo hoàng Piô XII đã tách biệt hai buổi cử hành, với một Thánh lễ dành riêng cho việc làm phép và thánh hiến dầu thánh. Các giáo phận trên khắp thế giới hiện nay cử hành Thánh lễ làm phép dầu vào những ngày khác nhau, nhưng mối liên hệ của lễ làm phép dầu với chức linh mục vẫn là trọng tâm của buổi cử hành. Thánh lễ Truyền Dầu diễn tả mạnh mẽ mối dây hiệp thông của các linh mục với chủ chăn của mình là giám mục giáo phận.

Giáo hội rất khuyến khích giáo dân tham dự Thánh lễ Truyền Dầu. Với sự tham dự của giám mục, các linh mục và giáo dân, Thánh lễ Truyền Dầu là một biểu tượng đặc biệt mạnh mẽ về sự hiệp nhất của dân Thiên Chúa.

Trong bài giảng Lễ Truyền Dầu năm 2022, Đức Thánh cha Phanxicô nói: ‘Anh em thân mến, là linh mục, đó là một ân sủng, một ân sủng rất lớn, nhưng trước tiên đó không phải là ân sủng  cho chúng ta, mà cho cho dân của chúng ta’

Thánh lễ Truyền Dầu và chức linh mục

Tuy nhiên, chức linh mục thừa tác có một sứ mạng riêng biệt, và Thánh lễ Truyền Dầu là cơ hội để suy tư về ân sủng và hồng ân của sứ mạng này. Sau hết, nếu không có chức tư tế, chúng ta sẽ không có các bí tích.

Trong bài giảng Lễ Truyền Dầu năm 2006, Đức Thánh cha Bênêđictô XVI đã nói về tính mới mẻ của chức linh mục và những khác biệt so với chức tư tế Do Thái cũ. ‘Nền phượng tự mới’ phải dựa trên việc nhận thức rằng Thiên Chúa trở nên quà tặng cho chúng ta và khi được đổ đầy quà tặng này, chúng ta trở nên quà tặng của Thiên Chúa: tạo thành trở về với Đấng Tạo hóa.

Vì thế, chức linh mục cũng trở thành một điều gì đó mới mẻ: đó không còn là vấn đề liên hệ huyết thống mà là khám phá chính mình trong mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô. Ngài luôn là Đấng trao ban, Đấng lôi kéo chúng ta đến với Ngài.

Chúa Giêsu là ‘vị Thượng Tế siêu phàm’ (Dt 4,14), và chức tư tế thừa tác chia sẻ điều này một cách độc đáo và cụ thể.

Các loại dầu

Ba loại dầu được làm phép trong Thánh lễ Truyền Dầu:

  1. Dầu Dự tòng (OS: Olerum Sanctum hay Oleum Catechumenorum, còn được gọi là dầu trừ tà, được xức cho người dự tòng trong Bí tích Rửa Tội)
  2. Dầu Bệnh nhân (OI: Oleum Infirmorum, , dùng trong Bí tích Xức dầu bệnh nhân)
  3. Dầu Thánh (SC: Sanctum Chrisma, dùng trong các Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh, và trong nghi thức cung hiến nhà thờ, bàn thờ… nên cũng gọi là dầu thánh hiến).

Dầu Thánh có tầm đặc biệt quan trọng vì dầu này được sử dụng trong các bí tích xức dầu với ân huệ Thánh Thần. Đó là dầu ô liu được trộn thuốc thơm. Thuốc thơm nhắc nhở rằng chúng ta là Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi tỏa ra ‘hương thơm’ của Chúa Giêsu Kitô, ‘hương sự sống đưa đến sự sống’ (2Cr 2,14.16).

Tại sao chọn dầu?

Dầu là một chất liệu cơ bản của nghi lễ Do Thái cổ đại. Mặc dù dầu được sử dụng cho những việc bình thường như nấu ăn và thắp sáng, nhưng nó cũng được sử dụng để xức trên người, thánh hiến người hay đồ vật nào đó cho mục đích thánh thiêng. Thông thường, đó là tư tế, ngôn sứ hoặc vua chúa.

Xức dầu cũng là dấu hiệu của việc chúc lành, của sức mạnh và ân sủng của Thiên Chúa: ‘Chính vì vậy, Thiên Chúa là Thiên Chúa của ngài đã tôn phong ngài vượt trổi các đồng liêu mà xức cho dầu thơm hoan lạc’ (Tv 45,8). Thực hành này được các Kitô hữu thời sơ khai đem vào trong phụng vụ; họ đã nhận ra và biết ý nghĩa không chỉ của các loại dầu mà còn về con người của Chúa Giêsu. Trong Tân ước, Chúa Giêsu người Nazarét được miêu tả là vị tư tế, ngôn sứ và là vua tối cao, Người đến để ban cho dân Người sự sống dồi dào. Từ Messiah có nghĩa là ‘Đấng được xức dầu’.

Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo viết: ‘Từ lúc khởi đầu cho đến lúc cùng tận thời gian, toàn bộ công trình của Thiên Chúa đều là chúc lành’ (§1079). Điều duy nhất mà Thiên Chúa muốn làm là chúc lành cho dân Người: chúc lành cho con người để con người được sống dồi dào. Chúa Giêsu là Đấng mang lại sự sống dồi dào, và nhờ các bí tích mà chúng ta được chúc phúc. Các loại dầu thánh tượng trưng cho điều này.

Khi làm phép cũng như thánh hiến các loại dầu và sử dụng chúng để chúc lành, thánh hiến những người khác, chúng ta nhìn thấy và cảm nếm được Đức Kitô đang hành động, chúc lành cho những ai đã đánh mất hay sống xa sự sống thần linh sung mãn của Người.

Chủng sinh Phêrô Trần Vũ Quang Khải chuyển ngữ từ https://melbournecatholic.org (14/3/2023)

Nguồn: https://stellamaris.edu.vn
Từ khóa:

Thể loại khác khác:

10/4/2024 - “Noli me tangere”: Câu này có ý nghĩa gì?
7/4/2024 - Kinh Thánh có đề cập đến việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót không?
2/4/2024 - Lễ Phục sinh cho chúng ta thấy “Đặc ân được làm phụ nữ”
30/3/2024 - Kénose là gì?
28/3/2024 - Tuần Thánh - Tam Nhật Vượt Qua là gì?
25/3/2024 - Chín điều nên biết về Tuần Thánh
21/3/2024 - Căn cước đàn ông, căn cước đàn bà
19/3/2024 - Bài hát cộng đồng Thứ Bảy Tuần Thánh - Canh Thức Vượt Qua
9/3/2024 - “Xin dạy chúng con cầu nguyện” – Tài liệu sống Năm Cầu Nguyện để chuẩn bị cho Năm Thánh 2025
4/3/2024 - Hội thảo: Trí tuệ nhân tạo – Cơ hội và thách đố đối với Kitô hữu Việt Nam
24/2/2024 - Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa?
22/2/2024 - Tái khám phá và sống các cử hành Phụng Vụ theo tinh thần Tông Thư Desiderio Desideravi
21/2/2024 - Người tu sĩ đồng tính thì có sao không?
18/2/2024 - Tại sao Thứ Tư Lễ Tro là “phụng vụ sự chết”
16/2/2024 - Mùa Chay và sự sống Thần Linh
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Bộ mẫu dâng hoa kính Mẹ năm 2024
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
Nguyện ước đầu xuân
Hang Bêlem
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com