>> TƯ LIỆU | THỂ LOẠI KHÁC

Linh mục ra việc đền tội dựa theo tiêu chuẩn nào?
Tin đăng ngày: 16/3/2023 - Xem: 4233

Upload

 

Tác giả: Linh mục Gianni Cioli

Chuyển ngữ: G. Võ Tá Hoàng

Từ: https://www.toscanaoggi.it/

Tôi muốn hỏi một điều luôn khiến tôi thắc mắc: khi bạn đi xưng tội, có tiêu chuẩn nào, theo đó, các tội đã phạm tương ứng với một số việc đền tội nhất định? Các linh mục giải tội giải quyết như thế nào?

Linh mục Gianni Cioli, giáo sư thần học luân lý, trả lời:

Câu trả lời có thế giá cho câu hỏi này có thể được lấy ra từ điều mà Thánh Gioan Phaolô II đã khẳng định trong Tông huấn Hòa giải và Sám hối, hậu Thượng Hội Đồng năm 1984. Theo ngài, việc sám hối giao cho các hối nhân, còn được gọi là “việc đền tội”: “Chắc hẳn đây không phải là cái giá phải trả để được tha tội và xá giải: không có một giá nhân loại nào sánh được với thành quả mà Chúa Kitô đã đạt được nhờ máu châu báu của Người. Những việc đền tội […] muốn biểu lộ các ý nghĩa: Chúng là dấu chỉ của điều mà người tín hữu, trong bí tích, đã cam kết với Thiên Chúa, là họ sẽ bắt đầu cuộc đời mới (vì thế, những việc đền tội không chỉ dừng lại ở một vài kinh đọc thuộc lòng nhưng cần phải là những việc làm cụ thể như thờ phượng, bác ái, xót thương và bồi thường). Những việc đền tội bao gồm một ý tưởng là hối nhân có khả năng kết hợp sự khổ chế thể xác và tinh thần của mình – dù tự ý đặt ra hoặc ít là chấp nhận – với cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, Đấng đã mang lại ơn tha thứ cho họ. Những việc đền tội nhắc lại rằng ngay cả sau khi đã được tha thứ, ở trong hối nhân vẫn còn có một miền tăm tối là hậu quả do những vết thương tội lỗi, do sự thiếu sót tình yêu khi sám hối; do sự suy nhược của các quan năng tinh thần. Đó là miền mà cội rễ nhiễm độc của tội lỗi vẫn hoành hành, vì thế cần phải luôn luôn kháng cự bằng sự khổ chế và sám hối” (số 31).

Việc này cũng có thể được soi sáng khi trích dẫn lời dạy của Thánh Giám mục Florentine Antonino Pierozzi (+ 1459), đã minh định trong khảo luận tâm linh “Làm việc để sống tốt”, (Opera a ben vive), được ngài viết bằng tiếng bản địa từ khoảng năm 1450 đến 1454: “Muốn đạt được chút hương vị nào đó của Thiên Chúa, điều đầu tiên chúng ta phải làm sau khi xưng tội là diệt trừ tận căn mọi gốc rễ của các tật xấu và tội lỗi”. Do đó, kitô hữu không thể hoàn thành việc xưng tội của mình, mà không đọc một số kinh do cha giải tội đòi buộc và không học cách sửa đổi cuộc sống của mình” (Thánh Antonino TGM Florence, “Làm việc để sống tốt”, Florence 1858, trang 34-35).

TGM Antonino đề cập đến lời dạy của Raymond di Penafort, trong tác phẩm quan trọng và đòi hỏi khắt khe nhất của mình, Summa Theologiae, được viết bằng tiếng Latin khoảng năm 1440-1459, liên quan đến việc đền tội mà cha giải tội đòi buộc, ngài cũng đưa ra một số tiêu chuẩn rõ ràng về cách thức, đối với các tội cụ thể cho việc đền tội phải tương ứng như thế nào: “Trước hết, cha giải tội phải chú ý đến điều này, để loại bỏ các nguyên nhân và dịp tội [...] một lần nữa, việc đền tội được đưa ra thông qua việc chống lại những điều ác đã phạm, [...] với kiêu căng là những việc làm khiêm tốn, với ích kỷ là việc làm bố thí, với mê ăn uống là chay tịnh, bởi vì những điều trái ngược được chữa lành bằng những thứ trái ngược […] Tương tự như vậy, nếu ai đó sao lãng trong việc lắng nghe lời Chúa, […] thì người đó có thể bị buộc phải nghe một số bài giảng nhất định” (Phần. III, tit. 17, chương 20).

Theo tôi, đây là những cân nhắc hoàn toàn có giá trị cho thời đại chúng ta và nó giúp chúng ta hiểu cách đền tội do cha giải tội ủy thác cho hối nhân phải được lồng vào khuynh hướng của người Kitô hữu để sám hối như một nhân đức, nghĩa là với một lối sống hướng tới việc hoán cải vĩnh viễn và chân thành, để tránh nguy cơ biến việc xưng tội thành sự tự lừa dối hoặc, có lẽ, để giải tỏa tâm lý, hay đơn thuần là một phương pháp trị liệu, dẫn tới một thực hành hợp lệ về mặt hình thức mà không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.

Quay trở lại câu hỏi cụ thể về “việc đền tội” tương xứng với các tội đã xưng, và cách các cha giải tội giải quyết trong vấn đề này, tôi muốn nói rằng, thật không may, không phải lúc nào cha giải tội cũng dễ dàng xác định việc đền tội một cách khách quan tương xứng với các tội, đồng thời không quá nặng nề và khó khăn đối với hối nhân. Vì vậy, có lẽ, các ngài thường rút gọn thành các công thức cầu nguyện tiêu chuẩn để không bị nhầm lẫn.

Cách đây không lâu, tôi đã gợi ý để giải quyết vấn đề này một cách khả thi, đó là: “Cha giải tội và hối nhân có thể cùng nhau tìm cách cho việc đền tội thích hợp, hoặc trong cuộc đối thoại, họ có thể tập trung vào hành trình cá nhân thích hợp nhất cho một cuộc hoán cải đích thực, trọn vẹn, và vào cử chỉ có thể diễn tả điều đó cách thực tế nhất có liên quan đến câu chuyện của hối nhân và những nỗ lực đạo đức thực sự của họ. Điều quan trọng là, vào cuối buổi xưng tội, xác định một mục tiêu có thể đạt được, một con đường hợp lý dẫn đến mục tiêu, xác định các phương tiện sẵn có và tốt nhất có thể để giải quyết con đường đó”.

 

Nguồn: https://gpquinhon.org/
Từ khóa:

Thể loại khác khác:

16/9/2024 - Nếu 2+2=4, Vậy Thiên Chúa Hiện Hữu
17/8/2024 - Tinh thần truyền giáo của Đức Cha François pallu và Lambert de la Motte
29/7/2024 - Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum Laboris) Cho Khoá Họp Thứ Hai Của Đại Hội Thượng Hội Đồng Giám Mục (Tháng 10/2024)
21/7/2024 - Một Giáo Hội Hiệp Hành Truyền Giáo Lữ Hành Đường Hi Vọng
18/7/2024 - Đào tạo lương tâm và sự phân định trong Amoris laetitia: hướng tới một chuyển đổi hệ hình trong chăm sóc mục vụ gia đình
25/6/2024 - Cử hành thánh thể: bài 37 - vinh tụng ca cuối cùng
22/6/2024 - Tại sao chúng ta “thực hành” đức tin?
21/6/2024 - “Phêrô ở đây”: làm thế nào xác định được hài cốt của thánh Phêrô Tông đồ?
17/6/2024 - Bài Hát Cộng Đồng Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả – Ngày 24/06
7/6/2024 - Vì sao tháng Sáu được dành để tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu?
1/6/2024 - Thánh Thể, Câu Trả Lời Của Thiên Chúa Cho Cơn Đói Sâu Thẳm Của Tâm Hồn Con Người
24/5/2024 - Thánh lễ dưới hình thức ngoại thường nghĩa là gì?
17/5/2024 - Để trở thành Tiến sĩ Hội Thánh
13/5/2024 - Chúng ta có thể biết năm nào thế giới sẽ kết thúc ?
10/4/2024 - “Noli me tangere”: Câu này có ý nghĩa gì?
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Hoan ca tình Chúa
Tung hô Mẹ Giáo phận Vinh
Trong tình yêu Chúa
Một đời khắc ghi
Thánh lễ mừng Hồng ân Tiên khấn (15/06/2024)
Album Thánh ca Sr. Hoàng Phương
Chính Chúa sống trong con
Album Dâng Mẹ ngàn hoa
Ngàn hoa dâng Mẹ
Bộ mẫu dâng hoa kính Mẹ năm 2024
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com