>> SUY NIỆM - SUY TƯ | CHÚA NHẬT VÀ LỄ TRỌNG

Chắt chiu tình thương mà đối đãi nhau (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XV - TNC)
Tin đăng ngày: 9/7/2022 - Xem: 5686

 

Upload

 

CHẮT CHIU TÌNH THƯƠNG MÀ ĐỐI ĐÃI NHAU

(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XV - TNC)

 

Cây Bút Chì, MTG Vinh

 

LỜI CHÚA: Lc 10: 25-37

Khi ấy, có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”.  Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?”.  Ông ấy thưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình”. Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”. Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?”.  Đức Giê-su đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia  đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu  đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”. Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”. Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.

 

SUY NIỆM

 

Câu chuyện người Samaritanô nhân hậu trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là một “bản gia phả mở rộng” cho gia đình con cái Thiên Chúa. Thánh Luca thuật lại rằng khi Chúa Giêsu nói với ông luật sĩ về hai giới răn quan trọng nhất là Mến Chúa - Yêu Người. Ông luật sĩ đã đặt vấn đề với Chúa: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Trong khi con người muốn giới hạn lại mối tương liên “gia đình” với đồng loại thì Chúa Giêsu lại mời gọi chúng ta mở ra với hết mọi người không phân biệt ai, họ làm gì, và họ như thế nào. Hình ảnh của người Samaritanô nhân hậu đã trở thành khuôn vàng thước ngọc cho lòng trắc ẩn của tình huynh đệ đại đồng trong gia đình nhân loại.

Trong dụ ngôn người Samariatanô nhân hậu, Chúa Giêsu đã lật ngược chân dung chính diện và phản diện của các đối tượng. Chúng ta biết rằng người Do Thái luôn coi dân Samaria là những người mất gốc, con lai và rối đạo. Vì thế, họ không giao du tiếp xúc với nhau, mặc dù cùng sống trên một quốc gia. Ấy thế mà Chúa Giêsu lại lấy người Samaritanô làm tấm gương cho người Do Thái noi theo. Trình thuật phong phú này thúc đẩy chúng ta suy gẫm về cách thức mà con người đối xử với nhau.

Câu chuyện xảy ra khá hấp dẫn. Tại một khúc đường vắng từ Giêrusalem đến Giêricô có một khách bộ hành vô danh bị bọn cướp xông ra trấn lột hết tiền bạc của cải, lại còn đánh người ấy trọng thương nằm thoi thóp, nửa sống nửa chết giữa quãng đường hoang vắng. Có ba người với ba địa vị và xuất thân khác nhau tiến đến nhưng họ lại cùng bắt gặp cảnh hoạn nạn cùng cực của nạn nhân. Hai nhà lãnh đạo tôn giáo là vị tư tế và thầy Lêvi “đã thấy người bị hại, tránh qua một bên, làm ngơ và đi qua”. Có thể họ đã đối diện với nhiểu nỗi sợ hay có những lý do riêng mình. Vị tư tế thì sợ trễ giờ cử hành nghi lễ vì giờ đã điểm, còn thầy Lêvi thì sợ ô uế vì ông phải làm việc phụng tự nơi đến thờ. Như vậy, họ có quá nhiều lề luật, quy tắc trong đầu nhưng mà tình yêu và lòng cảm thương thì đọng lại quá ít trong trái tim. Càng có địa vị cao, đầu họ càng to ra mà tim họ lại càng teo lại. Ấy thế nên dù được xem như là thân cận với người bị hại thì họ cũng trở nên xa lạ.

Điểm nhấn và góc nhìn của Tin Mừng tập trung vào hình ảnh người ngoại bang Samaritanô. Vừa thấy người gặp nạn, ông liền cho lừa dừng lại, bước xuống, cúi mình trên nạn nhân, cảm thương con người xấu số, và nhất quyết không làm ngơ đi qua. Ông không cần quan tâm kẻ ấy là ai, trong mắt ông, anh ta là một nạn nhân đang cần sự giúp đỡ. Câu chuyện kể lại thái độ hết sức ân cần của ông, ông chăm sóc cho nạn nhân như chăm sóc người ruột thịt. Người Samaritanô Nhân Hậu đã cụ thể hóa tình yêu qua những hành động cụ thể là chạnh lòng thương, lại gần, đổ rượu (rửa vết thương) và dầu (sát trùng), băng bó vết thương, đặt lên lưng lừa, đem về quán trọ, tận tình săn sóc. Lòng trắc ẩn của ông còn đi xa hơn khi tận tình gửi gắm người bị nạn cho chủ quán và hứa sẽ tận tay đến chi trả mọi phí tổn sau khi xong công việc. Người Samaritanô kia quả là con người của hành động, hành động vì yêu thương, và tình yêu của ông vượt lên trên mọi ranh giới, rào cản của sự kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, địa vị. Thiết tưởng, chỉ có một tình yêu đích thực và vô vị lợi thì mới không thể làm ngơ đi qua, mới ân cần và chu đáo đến như vậy. Người yêu thương thực sự thì không mất giờ để lý luận, không lo sợ phiền lụy đến mình, không để ý đến dư luận hay các quy tắc.

Trong cuộc sống, Thiên Chúa cũng muốn chúng ta thực thi lòng thương xót bằng cả trái tim nhân hậu, không điều kiện, không giới hạn và không bị ngăn cản bởi bất cứ rào cản nào, vì Người cũng đã yêu thương chúng ta không giới hạn, không bao giờ mỏi mệt và cũng chẳng khi nào tính toán thiệt hơn. Hãy nghĩ lại xem phải chăng nhiều khi chúng ta đã quá bận tâm đến luật lệ, câu nệ đến hình thức mà quên đi tình người, từ chối cơ hội làm một việc tốt hay bỏ qua một nghĩa cử nhân văn? Yêu mến Chúa bằng con tim với những cảm xúc thoáng qua hay bằng những câu kinh chưa đủ nhưng còn phải yêu Chúa bằng chính đôi tay và đôi chân sẵn sàng mở ra, cho đi và tiến đến với tha nhân trong mọi cảnh huống mà họ cần đến sự nâng đỡ của ta. “Hãy đi và làm như vậy” (Lc 10,37), đó là lời của Chúa Giêsu dành cho nhà thông luật khi xưa, nhưng cũng là lời hiệu triệu dành cho con cái Chúa hôm nay. Chúng ta hãy phá tan giới hạn về tình thân, đồng thời mở ra vòng tay nhân ái, để không một ai bị chơi vơi, cùng cực giữa biển đời lắm phong trần đắng cay.

 

 CẦU NGUYỆN\

 

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa đã trao ban cho chúng con quá nhiều,

mà những gì chúng con trao tặng nhau thì quá ít, quá bọt bèo.

Chúa đã trút bỏ tất cả vinh quang, thân hành xuống thế,

để cứu vớt loài người chúng con,

đang khi chúng con bị ma quỷ tấn công, giày xéo tả tơi.

Ấy thế mà chúng con lại từ chối

trợ giúp nhau trong hoàn cảnh cơ cùng,

cứu vớt nhau trong buổi ngặt nghèo, phân ly.

Xin Chúa mở rộng quả tim chúng con

bằng Lòng Thương Xót Chúa,

để chúng con cũng biết “chạnh lòng thương”

và “chắt chiu nghĩa tình mà đối đãi nhau” như người Samaritanô nhân hậu.

Như thế, cuộc đời này, sẽ hoàn toàn vắng bóng sự cô đơn, hiu quạnh.

Thế giới sẽ tràn ngập tình yêu và lòng cảm thương. Amen.

 

 

 

Từ khóa:

Chúa Nhật và Lễ Trọng khác:

7/4/2024 - Tôi là nữ tỳ của Chúa (08.04.2024 – Thứ Hai Tuần 2 Phục Sinh - Lễ Truyền tin)
31/3/2024 - Ánh Phục Sinh xé toạc màn sự chết (suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh)
23/3/2024 - Từ lời vạn tuế đến lời kết án (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá - Năm B)
9/3/2024 - Ánh sáng cứu độ từ Thập Giá (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV mùa chay - Năm B)
2/3/2024 - Tâm thế thờ phượng mới (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật III mùa chay - Năm B)
24/2/2024 - Biến hình là biến đổi nội tâm (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật II mùa chay - năm B)
3/2/2024 - Theo sát dấu chân Thầy Giêsu (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V - TNB)
27/1/2024 - Gieo Lời Chúa trong tâm điền (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV - TNB)
20/1/2024 - Bài giảng Đức Thánh Cha: Chúa nhật 3 Thường niên năm B – Chúa nhật Lời Chúa
13/1/2024 - Cầu nối đến với Chúa (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật II - TNB)
7/1/2024 - Suy niệm chú giải Lời Chúa – Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa – Năm B
7/1/2024 - Hành trình tìm kiếm Ánh Sáng (Suy niệm Tin Mừng lễ Chúa Hiển Linh - năm B)
6/1/2024 - Bài giảng của Đức Thánh Cha - Lễ Chúa Hiển Linh
30/12/2023 - Thánh Gia - Mô mẫu của mọi Gia đình
23/12/2023 - Cung cách đáp lời truyền tin (Suy niệm TIn Mừng Chúa Nhật IV - TNB)
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
Nguyện ước đầu xuân
Hang Bêlem
Múa: Để Chúa đến
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com