>> TƯ LIỆU | GIÁO LÝ

Tại sao việc cử hành lễ Chúa Nhật trong năm lại quan trọng?
Tin đăng ngày: 2/5/2022 - Xem: 7403

Upload

 

Tác giả: Will Wright

Chuyển ngữ: Nt. Anna Ngọc Diệp

Từ: catholic-link.org

Ngày Sabát

Ngày thứ bảy trong tuần là ngày Sabát, một ngày nghỉ ngơi long trọng, được dành cho Đức Chúa. Điều này nhắc nhớ buổi bình minh của công trình sáng tạo, khi Thiên Chúa dựng nên mọi thứ trong 6 ngày và sau đó Ngài nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Ngày Sabát cũng đánh dấu công trình của Đức Chúa giải thoát dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập.

Ngày Sabát là ngày nghỉ ngơi và nhàn rỗi. Trong Phúc âm, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy việc nghỉ ngày Sabát không nhất thiết có nghĩa là từ chối mọi việc làm và không có ngoại lệ. Thay vào đó, chúng ta phải nhận ra rằng người nghèo cũng cần phải được hưởng sự thư thái, nghỉ ngơi, và giúp đỡ. Vì vậy, ngày Sabát cũng là ngày làm điều tốt cho người khác.

Ngày của Đức Chúa

Ở nhiều khía cạnh, Giao ước mới hoàn thành và nâng cao giá trị của Giao ước cũ. Ngày Sabát vẫn diễn ra vào Thứ Bảy, nhưng Chúa Nhật là sự hoàn thành của ngày Sabát. Ngày Chúa nhật khác biệt rõ ràng với ngày Sabát vì Chúa nhật là “ngày thứ tám” liền sau ngày Sabát nên mang ý nghĩa một công trình tạo dựng mới được thực hiện nhờ sự Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đã sống lại từ kẻ chết vào “ngày thứ nhất trong tuần” và do đó, đã thánh hiến một mệnh lệnh luân lý mới.

Chúng ta phải giữ ngày thánh của Đức Chúa bằng cách cử hành ngày Chúa nhật trong việc “thờ phượng bên ngoài dâng lên Thiên Chúa như dấu chỉ của một lợi ích chung liên quan đến mọi người’’ Việc thờ phượng vào ngày Chúa nhật hoàn thành mệnh lệnh luân lý của Giao Ước cũ, lấy lại chu kỳ và tinh thần của luật đó, bằng cách hàng tuần tôn vinh Đấng Tạo hóa và Đấng Cứu Chuộc của dân Ngài. (GLCG 2176).

Chúa Nhật Thánh Thể

Việc cử hành bí tích Thánh Thể vào Chúa Nhật, ngày dành riêng cho Đức Chúa, là trọng tâm của đời sống Giáo Hội. Khi cử hành Thánh Thể vào Chúa Nhật, chúng ta cử hành cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Theo cách này, mỗi Chúa nhật trong năm là một lễ Phục sinh nhỏ.

Các tín hữu quy tụ lại với nhau vào mỗi Chúa nhật và cử hành trong phụng vụ những gì Chúa Kitô đã thực hiện, Người là ai, Người đã dạy những gì, và Người đang làm gì qua chúng ta ngày nay. Vì vậy, chúng ta đến nhà thờ vào mỗi Chúa nhật, cũng như những ngày lễ buộc.

Như Thánh Gioan Kim Khẩu nói rằng, “Bạn không thể cầu nguyện ở nhà giống như ở nhà thờ, nơi có cộng đoàn thờ phượng, nơi những lời cầu xin được cất lên với Thiên Chúa như từ một trái tim vĩ đại, và là nơi còn có điều gì đó hơn thế nữa: sự đồng tâm nhất trí, sự liên kết của đức ái, lời cầu nguyện của các linh mục”.

Chúa nhật Lễ Buộc

Người Công giáo có bổn phận tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống ân sủng mà chúng ta hằng khao khát. Trừ khi được miễn chuẩn vì một lý do nghiêm trọng chẳng như bệnh nặng, chăm sóc trẻ sơ sinh, hoặc do vị mục tử cho phép khi có lý do chính đáng, còn ngoài ra, chúng ta sẽ phạm tội trọng nếu không tham dự lễ Chúa Nhật hoặc các ngày lễ buộc, ví dụ như lễ Giáng Sinh,  lễ Hiển Linh, lễ Thăng Thiên, lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời…

Vì chẳng thể tự cứu mình, do đó, chúng ta cần anh chị em của mình, và mỗi chúng ta đều cần nhau trong Đức Kitô. Chúng ta phải hiện diện trong thánh lễ để cầu nguyện như một cộng đoàn Thánh Thể. Trong trường hợp thiếu linh mục thì việc tín hữu quy tụ để cử hành phụng vụ Lời Chúa và cầu nguyện chung với nhau là điều rất quan trọng cần thiết.

Một ngày của Ân sủng và Nghỉ ngơi

Thiên Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy sau công trình tạo dựng. Vì vậy, Ngày của Đức Chúa, sự hoàn thành của Ngày Sabát, phải được đánh dấu bằng việc tận hưởng “một thời gian đầy đủ để nghỉ ngơi và nhàn rỗi, để vun trồng đời sống gia đình, văn hóa, xã hội và tôn giáo của mình” (GLCG 2184).

Bao nhiêu có thể, chúng ta phải hạn chế “dấn thân vào các việc lao động hoặc các hoạt động nào ngăn cản việc phụng tự phải dành cho Thiên Chúa, ngăn cản niềm vui riêng trong ngày của Chúa, ngăn cản việc thực thi các công việc từ thiện và ngăn cản sự thư giãn thích hợp về tinh thần cũng như về thể xác” (GLCG 2185). Tuy nhiên, chúng ta không nên xao nhãng bổn phận đối với gia đình. Như Thánh Augustinô đã dạy, “Đức ái của sự thật tìm kiếm sự nhàn hạ thánh thiện nhưng sự cần thiết của đức ái chấp nhận một công việc chính đáng”.

Giáo hội cũng dạy rằng, “Khi tôn trọng sự tự do tôn giáo và công ích của mọi người, các Kitô hữu phải cố gắng làm cho các ngày Chúa nhật và các ngày lễ của Hội Thánh được luật pháp công nhận. Họ phải nêu gương công khai cho mọi người về việc cầu nguyện, sự tôn trọng và sự vui tươi, và phải bảo vệ các truyền thống của mình như một đóng góp quý báu cho đời sống tinh thần của xã hội nhân loại” (GLCG 2188).

Cho dù ở nhiều nơi, xã hội không công nhận Chúa Phục Sinh, thì Kitô hữu chúng ta vẫn vui mừng làm chứng cho niềm vui Chúa Phục Sinh và có bổn phận cử hành mầu nhiệm Phục sinh của Đức Kitô vào mỗi Chúa Nhật.

 

Nguồn: https://hdgmvietnam.com/
Từ khóa:

Giáo lý khác:

19/4/2024 - Quy định về thủ tục Hôn Phối áp dụng cho toàn Giáo Hội tại Việt Nam
11/4/2024 - Câu khởi đầu và kết thúc Thánh Kinh
9/3/2024 - Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác, phần 5 - Đời sống hôn nhân Kitô giáo
7/3/2024 - Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường
4/3/2024 - Sách Gomora
28/2/2024 - Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024): Bài 9 – Ghen tị và kiêu ngạo
23/2/2024 - Đặc ân Thánh Phêrô và đặc ân Thánh Phaolô
28/1/2024 - Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác phần một - Thuở ban đầu (Giáo lí về sách Sáng Thế)
22/1/2024 - Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác – Phần Giới thiệu
20/1/2024 - Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi tới Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Davos 2024
16/1/2024 - Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
9/1/2024 - Đâu là ý nghĩa trọng tâm của “mùa thường niên”?
8/1/2024 - Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa qua Bí tích Rửa tội
4/1/2024 - Một tiếp cận mới về chúc lành
15/12/2023 - Làm sao chúng ta biết Tin Mừng có nói thật về cuộc đời Chúa Giêsu hay không?
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Bộ mẫu dâng hoa kính Mẹ năm 2024
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
Nguyện ước đầu xuân
Hang Bêlem
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com