>> KỸ NĂNG SỐNG |

Theo dõi, nâng đỡ và hiểu tuổi trẻ
Tin đăng ngày: 22/4/2022 - Xem: 44940

Upload

 

Ngày 31 tháng 1 năm 1862, sau bữa ăn trưa, Don Bosco đi dạo trong hành lang với một vài học sinh. Bỗng ngài dừng lại, ra dấu hiệu gọi thầy Caglierô (sau này trở thành Hồng y) đến bên cạnh ngài, rồi dẫn thầy lui ra mấy bước khỏi đám học sinh và nói nhỏ với thầy:

– Cha linh cảm thấy có 3 đứa trẻ đang chơi bài ăn tiền. Không biết chúng chơi ở đâu. Con hãy đi tìm 3 em đó. Và Don Bosco còn nói rõ tên của các em nữa.

Thầy Caglierô đi lục soát khắp nơi, nhưng không thấy các em ấy đâu cả. Sau cùng, thầy gặp được một trong 3 em và hỏi:

– Em đi chơi ở đâu từ nãy tới giờ mà thầy tìm em không thấy ?

– Dạ, em ở đằng kia.

– Em làm gì ở đó ?

– Thưa, em chơi với mấy anh bạn.

– Em chơi với những ai ?

– Dạ, em chơi với hai anh bạn (và em ấy kể đúng tên 2 người bạn kia nữa).

Thầy Caglierô hỏi tiếp:

– Các em chơi bài phải không ?

Mặt cậu bé đỏ như gấc. Nó lúng túng, và sau cùng đành phải thú nhận là đã chơi bài. Thầy Caglierô cùng với cậu bé đến tìm hai đứa kia. Nhưng khi thoáng thấy bóng thầy từ xa, chúng đã lẩn tránh. Sau đó thầy gặp được chúng, và cả hai cũng đều thứ nhận là đã chơi bài ăn tiền. Khi thầy Caglierô báo cáo lại cho Don Bosco về sự việc ấy, Don Bosco liền tỏ cho thầy biết là đêm hôm trước, trong giấc mơ, ngài đã trông thấy 3 học sinh ấy chơi bài.


Các bạn thân mến, trên đây là bài học giáo dục của Don Bosco: trẻ em thích tìm chỗ xa vắng để làm điều không tốt, vì thế cần phải theo sát các em, không phải như cảnh sát, để kết tội và để trừng phạt; nhưng là để nâng đỡ và kịp thời sửa dạy một cách thích hợp. Cha mẹ và các thầy dạy sẽ tránh được nhiều khó khăn, nếu biết nhận ra xu hướng và những kiểu cách ưa lẫn tránh của con em.

Một nhà tâm lý đã viết:

Nhân cách của trẻ em là kết quả của một sự tăng trưởng chậm và dần dần. Nó tập ngồi trước khi đứng vững được. Nó bập bẹ trước khi nói nên lời. Nó nói không trước khi biết nói có. Nó vốn là người ích kỷ trước khi trở thành người vị tha. Nó lệ thuộc vào người khác trước khi biết lệ thuộc chính mình. Tất cả mọi khả năng của nó đều lệ thuộc vào luật tăng trưởng, một cách mãnh liệt hơn nữa là ở tuổi thiếu niên.

Trước đây, các nhà sư phạm thâm tín rằng con cái là tấm bảng mới, cha mẹ và thầy dạy có thể vẽ lên đó điều gì tùy ý. Quan niệm ấy không kém phần sai lầm. Ngày nay người ta bắt đầu hiểu rằng trẻ em giống như một nhạc cụ được lên giây từ hồi còn thơ ấu. Giáo dục là giúp các em chơi bản nhạc được sáng tác phù hợp với nhạc cụ đó. Tức là tìm ra những nốt nhạc hòa hợp của bản nhạc là chính đời sống các em.

Ngay từ thuở sơ sinh, trẻ em không phải chỉ khác nhau về trọng lượng, vóc dáng, sắc da, màu tóc mà thôi, nhưng còn khác nhau về các phản ứng với môi trường và thế giới chung quanh. Có em thì linh động, em khác lại rù rờ, nhút nhát. Có những em bi quan dễ thất vọng, những em khác bất chấp, cứng đầu, và cha mẹ cho dù có nhiều thiện chí, nhiều lúc cũng cảm thấy bó tay, không biết làm gì cho chúng nữa. Nhưng thực ra, họ có thể làm một điều kỳ diệu và quan trọng, đó là để mắt theo dõi các em, tìm cách hiểu chúng, cảm thông với chúng, yêu mến và cầu nguyện để giao phó chúng cho Thiên Chúa. Don Bosco gọi thái độ ấy là  hộ trực  tức là sống với các em, là hiện diện gần bên các em, để hướng dẫn, dạy dỗ và nâng đỡ các em.

Đây là điều mà các phụ huynh cũng như những nhà giáo dục không thể bỏ qua, tức là biết quan sát trẻ em, hiểu biết và đoán ra được hướng đi của chúng. Tuổi thanh thiếu niên là một sự thức tỉnh, là một đà vươn tới, một nỗ lực giải phóng. Điều duy nhất mà các bạn trẻ mong muốn là được người hướng đạo đầy lòng yêu thương giúp đỡ, dẫn dắt, nhưng không xúc phạm tới nhân vị của các em.

Đâu là những điều cần phải tránh để những cố gắng can thiệp trong sự trưởng thành của các bạn trẻ có thể đem lại kết quả tích cực ?

Trước hết, đừng tưởng rằng các khuyết điểm, tính hư nết xấu và những lỗi lầm nhỏ của tuổi trẻ chỉ nhất thời và không quan trọng. Có những bậc phụ huynh nói rằng: Tuy có khủng hoảng, yếu đuối nhưng rồi tự nhiên nó sẽ qua đi. Nghĩ như thế tức là tuy có tìm hiểu tuổi trẻ, nhưng lại không biết tìm cách dạy dỗ. Đó là một thái độ tiêu cực, ít hữu hiệu và thiếu khôn ngoan, bởi vì tuổi trẻ không thể tự rèn luyện nếu không có sự giúp đỡ và lời khuyên bảo của phụ huynh và thầy dạy.

Thái độ thứ hai cũng không kém phần tệ hại, tức là can thiệp cách tàn nhẫn và không đúng lúc, với sự tức giận, lăng mạ và chửi bới. Các bạn trẻ vốn sẵn có khuynh hướng che dấu và lẫn tránh để sống tự lập, nếu lại còn bị sửa lỗi và hướng dẫn một cách tức tối bực bội thì quả là điều thiếu khôn ngoan và rất tai hại. Phản ứng tự nhiên của các bạn trẻ sẽ là dùng sự giả vờ và những mánh khóe khác để tự vệ.

Thái độ tích cực hơn cả là hiểu tuổi trẻ  cách toàn diện, và muốn được như thế, cần năng suy nghĩ lại về tâm trạng của mình hồi còn là tuổi trẻ. Cần phải biết kìm giữ cơn tức giận, sự phật ý và bực dọc. Khi gặp những bạn trẻ cố chấp, không chịu vâng phục, dĩ nhiên là cần được sửa phạt, nhưng nên sửa dạy với sự bình thản và chừng mực. Sự bình thản sẽ giúp chúng ta định lượng đúng đắn hình phạt cân xứng với tội phạm.

Chưa đủ, nhiều cha mẹ tuy rất thương yêu con cái, nhưng lại không bận tâm tìm hiểu chúng. Thật vậy, điều quan trọng không phải là thông cảm và chữa lỗi, dung thứ cho con em, nhưng là còn phải hiểu biết những yếu tố tốt trong mỗi hành vi cố tình cũng như sơ ý của các em. Theo định nghĩa thì “ thanh thiếu niên là một hữu thể đang đi tìm sự quân bình, và cũng  như bất cứ hữu thể nào khác, tuổi trẻ cũng là là tạo vật có thể sai lầm. Nhiều khi, tuy các bạn trẻ sai lỗi thực sự, nhưng thường là vì ảnh hưởng của hoàn cảnh chung quanh, hơn là vì có ác ý. Vì thế những lỗi lầm của các em trở nên nhẹ hơn, chứ không đến nỗi trầm trọng và nặng nề như chúng ta tưởng nghĩ.

Ngay cả khi các bạn trẻ đáng được sửa phạt, và cần phải đối xử cách nghiêm khắc, nhưng  vẫn phải được tìm hiểu và cứu xét với sự thông cảm, kiên nhẫn và lòng bao dung. Nếu được như thế, các bạn trẻ sẽ thực sự là những người có lòng biết ơn rất sâu xa, đối với cha mẹ cũng như đối với thầy dạy.

Các bạn thân mến, nếu sửa dạy là bổn phận và là trách nhiệm của cha mẹ, của thầy dạy, thì bổn phận của mỗi người trong các bạn là  phải biết chấp nhận lời sửa dạy và chỉ giáo. Việt nam có câu: Cá không ăn muốn cá ươn, con không nghe cha mẹ, trăm đường con hư!  Thật vậy, ai muốn thành người cũng cần phải biết thụ giáo, và phải tỏ ra qua thiện chí trong việc cộng tác rèn luyện ý chí. Bạn hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt, hãy chuyên cần làm những hành vi tốt lành xuất phát từ lòng mến. Bạn đừng làm gì vì cưỡng ép, hoặc vì bất đắc dĩ. Điều gì không nên làm thì hãy dứt khoát đừng làm. Điều gì tốt nên làm, hãy làm ngay, đừng chần chờ trì hoãn kẻo cơ hội tốt sẽ qua đi và bạn sẽ phải ân hận tiếc xót. Nếu bạn quyết định làm điều gì, hãy yêu thích việc làm ấy, hãy  làm cách vui vẻ hăng hái, và công việc đó  sẽ trở nên nhẹ nhàng,  thích thú hơn.

Cf. AMBROGIO Carlo,
Giáo dục theo gương Don Bosco, page 19-24.

Nguồn: https://thegioisaledieng.net/
Từ khóa:

khác:

17/4/2024 - Bảy vị thánh lý tưởng để tìm đến khi gặp khó khăn trong công việc
14/4/2024 - Cách làm dịu cơn giận dữ
11/4/2024 - Ba bài học của Warrent Buffet về tiền bạc cần dạy con
10/4/2024 - 4 cách để giúp trẻ thoát khỏi chứng rối loạn lo âu
8/4/2024 - Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn
5/4/2024 - Lợi ích của việc không nói chuyện
30/3/2024 - Câu chuyện hoán cải của Djamel Guesmi nhờ đóng vai thánh Phanxicô Assisi
21/3/2024 - Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội
21/3/2024 - Các tu sĩ có thể trung thành mà không cần cầu nguyện không?
20/3/2024 - Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61 năm 2024
11/3/2024 - Ơn gọi linh mục của cựu cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Luka Klarica
7/3/2024 - Tâm linh và nhận thức đức tin đang gia tăng trong giới trẻ
26/2/2024 - 12 lời khuyên để làm mới mình trong mùa Chay Thánh
25/2/2024 - Noi theo những bước sám hối đơn giản của người trộm lành
24/2/2024 - Sáu cách khuyến khích trẻ tư duy phản biện
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
Nguyện ước đầu xuân
Hang Bêlem
Múa: Để Chúa đến
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com