>> GIÁO HỘI | GIÁO HỘI HOÀN VŨ

ĐTC Phanxicô: Người già giữ vai trò không thể thay thế trong việc trao truyền đức tin
Tin đăng ngày: 24/3/2022 - Xem: 9341

Upload

Đức Thánh Cha nói rằng trong một thế giới đôi khi tìm cách hủy bỏ các khía cạnh của lịch sử và văn hóa, hoặc thay thế sự thật bằng tin tức hoặc tuyên truyền giả mạo, chúng ta rất cần sự khôn ngoan và kinh nghiệm của những người cao tuổi để giúp các thế hệ mới hiểu biết về Giáo hội, để sống một cuộc sống trung thành với Lời Chúa, để kiên trì trong hy vọng giữa những thử thách, và bày tỏ tình yêu thương nhân từ đối với tất cả anh chị em của chúng ta.
 

Hồng Thủy - Vatican News

Tiếp tục loạt bài giáo lý về ý nghĩa và giá trị của tuổi già, được nhìn dưới ánh sáng của Lời Chúa, sáng thứ Tư 23/3/2022, trong buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã trình bày về ơn gọi đặc biệt của người già trong việc chuyển trao cho các thế hệ mới kinh nghiệm của họ về đức tin của Giáo hội.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha dựa trên trình thuật trong sách Đệ Nhị Luật về sự qua đời của ông Môse, với “Bài ca của ông Môsê”, chúc thư thiêng liêng của ông vào cuối cuộc xuất hành, viết lại kinh nghiệm của chính ông về đức tin vào Thiên Chúa, Đấng luôn trung thành với những lời hứa của Người. Kinh nghiệm đức tin này được chuyển trao cho các thế hệ con cháu. Việc “chuyển trao” kinh nghiệm đức tin này là bản chất của Truyền thống sống động của Dân Chúa.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng trong thời đại của chúng ta, những nỗ lực của Giáo Hội nhằm truyền giáo, dạy giáo lý, truyền dạy và giải thích đức tin của mình chắc chắn diễn ra với sự trợ giúp của sách báo, phim ảnh và các nguồn tài liệu khác, nhưng không gì có thể thay thế được chứng tá trực tiếp giữa người với người về một kinh nghiệm lâu dài gần gũi với Thiên Chúa trong đức tin.

Do đó, Đức Thánh Cha cảnh giác rằng trong một thế giới mà đôi khi tìm cách hủy bỏ các khía cạnh của lịch sử và văn hóa, hoặc thay thế sự thật bằng tin tức hoặc tuyên truyền giả mạo, chúng ta rất cần sự khôn ngoan và kinh nghiệm của những người cao tuổi để giúp các thế hệ mới hiểu biết về Giáo hội, để sống một cuộc sống trung thành với Lời Chúa, để kiên trì trong hy vọng giữa những thử thách, và bày tỏ tình yêu thương nhân từ đối với tất cả anh chị em của chúng ta.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em.

Trong Kinh Thánh, di chúc thiêng liêng của cụ Môsê, được gọi là “Bài ca của ông Môsê”, được đặt trước tường thuật về cái chết của ông. Bài thánh thi này trước hết và trên hết là một lời tuyên xưng đức tin tuyệt đẹp: “Này tôi xưng tụng thánh danh Đức Chúa/ trời đất hãy suy tôn Thiên Chúa ta thờ!/ Người là Núi Đá: sự nghiệp Người hoàn hảo,/ vì mọi đường lối Người đều thẳng ngay./ Chúa tín thành, không mảy may gian dối,/ Người quả là chính trực công minh” (Đnl 32,3-4).

Di sản kinh nghiệm lâu dài về cuộc sống và đức tin

Nhưng bài ca đó cũng là ký ức về lịch sử đã trải qua với Thiên Chúa, về những cuộc phiêu lưu của dân tộc được hình thành từ niềm tin vào Thiên Chúa của Ápraham, Isaác và Giacóp. Và rồi ông Môsê cũng nhớ lại những cay đắng và thất vọng của chính Thiên Chúa: lòng trung thành của Người không ngừng bị thử thách bởi sự bất trung của dân Người.

Khi ông Môsê công bố lời tuyên xưng đức tin này, ông đang ở ngưỡng cửa của đất hứa, và cũng là lúc ông từ giã cõi đời, vì theo tường thuật, ông đã một trăm hai mươi tuổi, “nhưng mắt ông không mờ” (Đnl 34,7). Sức sống trong ánh nhìn của ông là một món quà quý giá: nó giúp ông có thể truyền lại di sản của kinh nghiệm lâu dài của cuộc sống và đức tin của mình, cách rõ ràng.

Không phương tiện nào có thể thay thế cách trao truyền đức tin giữa người với người

Một tuổi già với sự minh mẫn này là một món quà quý giá cho thế hệ sau này. Lắng nghe một cách cá nhân và trực tiếp câu chuyện về đức tin được sống, với tất cả những đỉnh cao và nét trầm của nó, là điều không thể thay thế được. Đọc về nó trong sách, xem nó trong phim, tham khảo nó trên internet, dù hữu ích đến đâu, sẽ không bao giờ là điều giống nhau. Việc trao truyền này - điều là truyền thống đúng đắn và phù hợp! - ngày nay đang rất thiếu đối với các thế hệ mới, một sự thiếu vắng đang tiếp tục gia tăng. Có một giọng điệu và phong cách giao tiếp để kể chuyện trực tiếp, giữa người với người mà không phương tiện khác nào có thể thay thế được. Một người lớn tuổi, đã sống lâu và nhận được ơn minh mẫn và chứng tá say mê về lịch sử của mình, là một điều may mắn không gì thay thế được. Chúng ta có khả năng nhận ra và tôn vinh món quà này không? Ngày nay, việc truyền trao đức tin - và ý nghĩa cuộc sống - có đi theo con đường này không?

Trong nền văn hóa quá ‘chính xác theo cách chính trị’ của chúng ta, con đường này dường như bị cản trở bởi nhiều cách: trong gia đình, ngoài xã hội, trong chính cộng đoàn Kitô hữu. Một số người thậm chí còn đề xuất bãi bỏ việc giảng dạy lịch sử, vì cho rằng thông tin thừa về các thế giới không còn phù hợp nữa, điều gây tốn phí nguồn lực dành cho việc hiểu biết hiện tại.

Việc truyền trao đức tin phải có niềm đam mê với lịch sử đức tin

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Mặt khác, việc truyền trao đức tin thường thiếu niềm đam mê của một lịch sử đã được trải nghiệm”. Và như vậy, làm sao nó có thể lôi kéo người ta lựa chọn tình yêu mãi mãi, trung thành với lời đã trao, kiên trì cống hiến, lòng trắc ẩn đối với những khuôn mặt bị thương và thất vọng? Tất nhiên, những câu chuyện của cuộc sống phải được chuyển thành chứng tá, và chứng tá phải trung thành. Một hệ tư tưởng bẻ cong lịch sử theo những kế hoạch của chính nó chắc chắn là không trung thành; một lối tuyên truyền phỏng theo lịch sử để quảng bá cho nhóm của mình là không trung thành; khi biến lịch sử thành một toà án, trong đó quá khứ bị lên án và bất kỳ tương lai nào cũng không được khuyến khích cũng không trung thành. Trung thành là thuật lại lịch sử như nó là, và chỉ ai đã trải qua lịch sử mới có thể thuật lại nó cách trung thành. Vì thế lắng nghe người già, lắng nghe ông bà là điều quan trọng. Chớ gì các trẻ em biết trò chuyện với họ.

Đức tin được chuyển trao trong cách nói quen thuộc

Chính các sách Phúc âm đã kể lại một cách chân thực lịch sử của Chúa Giêsu, không hề giấu giếm những sai sót, hiểu lầm và thậm chí là sự phản bội của các môn đệ. Đây là lịch sử, đây là sự thật, đây là chứng tá. Đây là món quà ký ức mà các “bô lão” của Giáo hội chuyển trao, ngay từ thời sơ khai, truyền “tay nhau” cho thế hệ sau. Sẽ thật tốt cho chúng ta khi tự hỏi: chúng ta đánh giá thế nào về cách truyền trao đức tin này, trong việc thông truyền chứng tá giữa những người lớn tuổi trong cộng đồng và những người trẻ đang hướng đến tương lai? Và ở đây tôi nghĩ đến một điều mà tôi đã nói nhiều lần, nhưng tôi muốn nhắc lại. Chúng ta chuyển trao đức tin như thế nào? “Ah, đây có một cuốn sách, hãy học nó”. Không. Như thế chúng ta không thể truyền trao đức tin. Đức tin được chuyển trao bằng ngôn ngữ bình dân, tức là trong cách nói quen thuộc, từ ông bà sang cháu chắt, giữa cha mẹ với con cái. Đức tin luôn được trao truyền bằng ngôn ngữ bình dân, bằng ngôn ngữ quen thuộc và được sử dụng qua năm tháng. Đây là lý do tại sao đối thoại trong một gia đình rất quan trọng, đối thoại của trẻ em với ông bà là những người có sự khôn ngoan của đức tin.

Kiến thức về Giáo hội từ chứng tá lịch sử của đứa tin và của đời sống cộng đoàn

Đôi khi, tôi suy nghĩ về sự bất thường kỳ lạ này. Ngày nay sách giáo lý khai tâm Kitô giáo dựa trên Lời Chúa rất nhiều và truyền tải thông tin chính xác về các tín điều, về luân lý đức tin và về các bí tích. Tuy nhiên, nó thường thiếu kiến ​​thức về Giáo hội, là điều có được từ việc lắng nghe và từ chứng tá ​​lịch sử thực sự của đức tin và của đời sống của cộng đoàn Giáo hội, từ thuở sơ khai cho đến ngày nay. Khi còn nhỏ, chúng ta học Lời Chúa trong các lớp học giáo lý; nhưng học về Giáo hội - chúng ta được “học” về Giáo hội từ khi còn bé, trong các lớp học và trong các phương tiện thông tin toàn cầu.

Tường thuật đức tin gợi lại ân sủng của Chúa và nhắc nhớ khuyết điểm của chúng ta

Kết thúc bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói: Tường thuật về lịch sử của đức tin phải giống như Bài ca của ông Môsê, giống như chứng tá của các sách Phúc âm và sách Công vụ Tông đồ. Đó là, một câu chuyện có khả năng gợi lại những phúc lành của Thiên Chúa với cảm xúc và những khuyết điểm của chúng ta cách chân thành. Thật là tốt nếu ngay từ đầu, trong các hành trình giáo lý chúng ta có thói quen nghe, từ kinh nghiệm sống của người già, lời tuyên xưng rõ ràng về các phúc lành nhận được từ Thiên Chúa, những điều mà chúng ta phải gìn giữ, và chứng tá trung thành về sự bất trung của chúng ta, điều mà chúng ta phải thống hối và sửa chữa. Người già bước vào miền đất hứa, điều mà Thiên Chúa mong muốn cho mọi thế hệ, khi họ trao cho những người trẻ sự khởi đầu tốt đẹp của chứng tá của họ và truyền tải lịch sử đức tin, bằng ngôn ngữ địa phương, quen thuộc, ngôn ngữ của người già cho người trẻ. Sau đó, được Chúa Giêsu hướng dẫn, người già và người trẻ cùng nhau bước vào Vương quốc của sự sống và tình yêu của Người. Nhưng tất cả cùng nhau. Mọi người trong gia đình, với kho báu lớn này là đức tin được truyền trao bằng ngôn ngữ quen thuộc.

Nguồn: https://www.vaticannews.va/
Từ khóa:

Giáo Hội Hoàn Vũ khác:

29/4/2024 - ĐTC thăm Venezia: Gặp gỡ giới trẻ
29/4/2024 - ĐTC gặp gỡ nghệ sĩ của Triển lãm Nghệ thuật Biennale của Venezia
29/4/2024 - ĐTC thăm Venezia: Gặp các tù nhân của nhà tù nữ Giudecca
28/4/2024 - ĐTC Phanxicô sẽ tham dự phiên họp của G7 về trí tuệ nhân tạo
28/4/2024 - ĐTC Phanxicô nói với các ông bà và con cháu: Tình thương giúp chúng ta tốt hơn, phong phú và khôn ngoan hơn
27/4/2024 - Bộ Giáo lý Đức tin chuẩn bị công bố văn kiện về sự phân định các cuộc hiện ra
27/4/2024 - Đức Thánh Cha: Hoà bình do đàm phán thì tốt hơn một chiến tranh không hồi kết
26/4/2024 - ĐTC Phanxicô gặp gỡ 60.000 thành viên Công giáo Tiến hành của Ý
26/4/2024 - ĐTC Phanxicô nói với tín hữu Hungary: Bình an bắt đầu từ trái tim
25/4/2024 - Toà Thánh kêu gọi nhìn nhận phụ nữ là tác nhân của sự thay đổi đưa đến hoà bình
25/4/2024 - Tiếp kiến chung 24/04/2024: Tin, cậy và mến giúp Kitô hữu chống lại sự tự mãn
24/4/2024 - Vatican mở phòng khám ung thư miễn phí cho phụ nữ vô gia cư ở Roma
24/4/2024 - Trí tuệ nhân tạo (AI) và Giáo hội Châu Phi
22/4/2024 - Đức Thánh Cha sửa đổi một số quy tắc về tư pháp của Vatican
22/4/2024 - Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (21/4): Mục tử Nhân lành
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Bộ mẫu dâng hoa kính Mẹ năm 2024
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
Nguyện ước đầu xuân
Hang Bêlem
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com