>> TƯ LIỆU | THỂ LOẠI KHÁC

Năm Thánh (Jubilee) là gì?
Tin đăng ngày: 12/6/2023 - Xem: 3632

Upload

 

Tác giả: Daniel Esparza

Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

Từ: Aleteia (10/6/2023)

Bắt nguồn từ khái niệm trong Kinh Thánh về năm toàn xá được tìm thấy trong Sách Lêvi, Năm Thánh là thời gian đổi mới tinh thần, tha thứ, nghỉ ngơi và hòa giải.


Một Năm Thánh, ít nhất là trong Giáo Hội Công Giáo, là một lễ kỷ niệm quan trọng để tưởng nhớ một cột mốc trọng đại hoặc một ngày kỷ niệm nào đó, thường diễn ra trong khoảng thời gian như cách nhau mỗi 25, 50 hoặc 100 năm. Bắt nguồn từ khái niệm trong Kinh Thánh về năm toàn xá được tìm thấy trong sách Lêvi, Năm Thánh Công giáo mang ý nghĩa thần học sâu sắc và đóng vai trò như một khoảng thời gian của sự đổi mới tinh thần, tha thứ, nghỉ ngơi và hòa giải.


Trong sách Lêvi 25,8-13, Thiên Chúa truyền lệnh cho dân Israel phải cử hành một năm toàn xá cứ sau mỗi 50 năm. Trong năm này, tiếng kèn vang lên khắp lãnh thổ, tuyên bố tha nợ và trả lại tài sản của tổ tiên. Đó là thời gian của sự nghỉ ngơi và phục hồi; thời gian của sự tái lập công lý và bình đẳng.


Đoạn văn này từ sách Lêvi rõ ràng được lặp lại trong nguyên bản tiếng Hy Lạp của Kinh Lạy Cha (“tha nợ cho chúng con”, kae aphes hēmin ta opheilēmata hēmōn, chứ không phải “tội lỗi của chúng con,” như trong bản dịch tiếng Anh sau này) và trong bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsuđược tìm thấy trong Phúc Âm theo Thánh Luca, trong đó trình bày việc Người mở cuộn sách ngôn sứ Isaia vào một ngày thứ Bảy trong hội đường, và loan báo rằng ngài đã đến để công bố “Năm của Chúa” - tức là năm toàn xá:


Đức Giêsu đến Nazareth, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabbath. Người đứng lên đọc Sách Thánh và cuốn sách ngôn sứ Isaia được trao cho Người. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khổ. Người đã sai tôi đi công bố tự do cho kẻ bị giam cầm, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4, 16-19)


Như học giả nổi tiếng Gary Anderson đã lưu ý, “những lời trong Kinh Lạy Cha, ‘xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con’, nghe có vẻ hơi kỳ quặc đối với một người bản xứ nói tiếng Hy Lạp vào thế kỷ thứ nhất, vì tội lỗi không thường được liên tưởng đến phương diện tài chính […] nếu chúng ta đảo ngược tiếng Hy Lạp sang tiếng Aram hoặc tiếng Hebrew, thành ngữ sau cùng sẽ hoàn toàn phù hợp ở xứ Palestine vào thời Chúa Giêsu. Thật vậy, hình thức Kinh Lạy Cha được tìm thấy trong Peshitta - Kinh Thánh bằng tiếng Syria hoặc tiếng Aram của Kitô giáo - có lẽ gần đúng hơn với những gì Chúa Giêsu có thể đã nói: šbûq lān hawbayn, trong đó mệnh lệnh bằng lời nói šbûq có nghĩa là ‘từ bỏ quyền [thu thập] của một người’ về ‘món nợ’ (hawbayn) mà chúng ta mắc phải.”


Giải phóng, tha thứ, đổi mới


Năm Thánh Công giáo lấy cảm hứng từ những tham chiếu trong Kinh Thánh này để làm nổi bật các chủ đề giải phóng, tha thứ và đổi mới. Năm Thánh đóng vai trò như một dấu hiệu hữu hình về lòng thương xót của Thiên Chúa và là cơ hội để các tín hữu cảm nghiệm được sự tự do thiêng liêng, cũng như để hòa giải với Thiên Chúa và với nhau.


Một trong những năm toàn xá nổi tiếng nhất của Công giáo là Năm Thánh, diễn ra 25 năm một lần - năm tiếp theo sẽ được cử hành vào năm 2025. Năm Thánh này được Đức Giáo Hoàng Bonifaciô VIII thiết lập lần đầu tiên vào năm 1300và các vị giáo hoàng tiếp theo đã tiếp tục truyền thống này. Năm Thánh được đặc trưng bởi các hoạt động đặc biệt, các cuộc hành hương và việc ban các ân xá cho các tín hữu.


Ý nghĩa thần học của Năm Thánh Công giáo nằm ở chỗ nó nhấn mạnh đến các khái niệm về sự tha thứ, lòng thương xót và ân sủng. Nó mời gọi các tín hữu suy ngẫm về tình trạng tội lỗi và sự cần thiết hướng đến lòng thương xót của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ. Giáo Hội Công Giáo dạy rằng qua Bí tích Hòa Giải, các tín hữu có thể nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa và cảm nghiệm được một sự chữa lành thiêng liêng. Sự hòa giải này là trung tâm của lễ kỷ niệm Năm Thánh và được thể hiện rõ nét nơi các hành động bác ái, công bằng và tha thứ vốn được khuyến khích trong thời gian này.

jubilee2
 Bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu trong Phúc Âm theo Thánh Luca. Bảo tàng Brooklyn.


Hơn nữa, Năm Thánh Công giáo hướng đến công trình cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đã công bố trong Lc 4,18-19 rằng Người đến để đem tin mừng cho người nghèo, công bố sự giải thoát cho những kẻ bị giam cầm, và trả tự do cho những người bị áp bức. Qua cái chết và sự phục sinh của Người, Chúa Giêsu đã khởi xướng một kỷ nguyên mới của Năm Thánh thiêng liêng, mang lại sự giải thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi và khôi phục mối tương quan giữa nhân loại với Thiên Chúa.


Năm Thánh Công giáo cũng tìm thấy nguồn gốc thần học qua hình ảnh về cuộc hành hương. Giống như dân Israel lên đường đi đến Giêrusalem để cử hành năm toàn xá theo Kinh Thánh, những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến Rôma trong Năm Thánh để đi qua Cửa Thánh. Hành động này tượng trưng cho cuộc chuyển đổi từ tội lỗi sang ân sủng, từ gánh nặng tội lỗi đến sự tự do được tìm thấy trong Chúa Kitô.

 

Nguồn: http://daminhrosalima.net/
Từ khóa:

Thể loại khác khác:

10/4/2024 - “Noli me tangere”: Câu này có ý nghĩa gì?
7/4/2024 - Kinh Thánh có đề cập đến việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót không?
2/4/2024 - Lễ Phục sinh cho chúng ta thấy “Đặc ân được làm phụ nữ”
30/3/2024 - Kénose là gì?
28/3/2024 - Tuần Thánh - Tam Nhật Vượt Qua là gì?
25/3/2024 - Chín điều nên biết về Tuần Thánh
21/3/2024 - Căn cước đàn ông, căn cước đàn bà
19/3/2024 - Bài hát cộng đồng Thứ Bảy Tuần Thánh - Canh Thức Vượt Qua
9/3/2024 - “Xin dạy chúng con cầu nguyện” – Tài liệu sống Năm Cầu Nguyện để chuẩn bị cho Năm Thánh 2025
4/3/2024 - Hội thảo: Trí tuệ nhân tạo – Cơ hội và thách đố đối với Kitô hữu Việt Nam
24/2/2024 - Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa?
22/2/2024 - Tái khám phá và sống các cử hành Phụng Vụ theo tinh thần Tông Thư Desiderio Desideravi
21/2/2024 - Người tu sĩ đồng tính thì có sao không?
18/2/2024 - Tại sao Thứ Tư Lễ Tro là “phụng vụ sự chết”
16/2/2024 - Mùa Chay và sự sống Thần Linh
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Bộ mẫu dâng hoa kính Mẹ năm 2024
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
Nguyện ước đầu xuân
Hang Bêlem
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com