>> TƯ LIỆU | THỂ LOẠI KHÁC

3 Từ tiếng Hebrew mọi Kitô hữu nên biết
Tin đăng ngày: 8/6/2023 - Xem: 3272

Upload

 

Tác giả: Daniel Esparza
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
Nguồn: Aleteia (24/5/2023)

Việc học biết (một số) từ tiếng Hebrew (tiếng Do Thái) có thể mang lại lợi ích to lớn cho các Kitô hữu nhờ việc cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn về nguồn gốc, văn hóa và các bản văn tạo nên nền tảng đức tin của chúng ta.


Rất có thể, Chúa Giêsu đã nói tiếng Aram như ngôn ngữ chính của mình, vì đây là ngôn ngữ phổ biến được sử dụng ở vùng Palestine vào thế kỷ thứ nhất. Là một ngôn ngữ Semite, tiếng Aram có liên quan chặt chẽ với tiếng Hebrew và ngày nay vẫn được sử dụng bởi các cộng đồng Kitô giáo và Do Thái ở Iraq, Syria, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Azerbaijan và thậm chí ở Nga. Vì đó là ngôn ngữ được sử dụng trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, buôn bán và tương tác cộng đồng vào thời của Chúa Giêsu, nên các nhà sử học cho rằng Người đã phát triển việc nói tiếng Aram trong gia đình và cộng đồng của mình.


Tuy nhiên, cũng có thể là Chúa Giêsu cũng có sự hiểu biết nào đó tiếng Hebrew. Tiếng Hebrew là ngôn ngữ của các bản văn và nghi lễ tôn giáo, và Chúa Giêsu, lớn lên trong một gia đình Do Thái sùng đạo, hẳn đã quen thuộc với Kinh Thánh tiếng Hebrew cũng như đã tham gia vào các thực hành tôn giáo bằng tiếng Hebrew.


Hơn nữa, do sự chiếm đóng của người Roma trong khu vực, nên rất có thể là Chúa Giêsu cũng đã tiếp xúc với tiếng Hy Lạp. Tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chung (lingua franca) của vùng Phía Đông Địa Trung Hải và thường được sử dụng cho các mục đích thương mại và hành chính. Ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ Hy Lạp trong thời gian này có nghĩa là Chúa Giêsu và các môn đệ của Người đã gặp những người nói tiếng Hy Lạp - và có thể hình dung rằng chính các ngài cũng có khả năng giao tiếp bằng tiếng Hy Lạp. Trên thực tế, tất cả các sách Phúc Âm đều được viết bằng tiếng Hy Lạp.


Mặc dù tiếng Aram có thể là ngôn ngữ chính của Chúa Giêsu, nhưng việc Người quen thuộc với tiếng Hebrew và khả năng tiếp xúc với tiếng Hy Lạp sẽ giúp cho Người có được một khung cảnh ngôn ngữ rộng hơn, cho phép Người có thể giao tiếp với nhiều cá nhân và cộng đồng khác nhau trong sứ vụ của mình. Đó là một trong những lý do tại sao việc học tiếng Hebrew có thể mang lại lợi ích to lớn cho các Kitô hữu nhờ việc cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn về nguồn gốc, văn hóa và các bản văn hình thành nên nền tảng đức tin của mình. Tiếng Hebrew là ngôn ngữ mà những phần quan trọng của Cựu Ước được viết ra, và nó mang những sắc thái ngôn ngữ độc đáo và những hiểu biết sâu sắc về thần học mà đôi khi đã bị mất đi trong các bản dịch. Bằng cách trở nên quen thuộc với (ít nhất một số) từ ngữ và khái niệm bằng tiếng Hebrew, các Kitô hữu có thể hiểu được sâu sắc hơn về các câu chuyện trong Kinh Thánh, các chủ đề thần học và bối cảnh lịch sử định hình nên niềm tin của mình. Dưới đây là ba từ tiếng Hebrew quan trọng mà mọi Kitô hữu nên biết:


Elohim - Từ Elohim trong tiếng Hebrew thường được dịch là “Thiên Chúa” - God (hoặc “các vị thần” - gods) trong Kinh Thánh. Điều đó đúng ở một mức độ nào đó. Từ Elohim là số nhiều của từ Eloah. Trong một số đoạn Kinh Thánh, Elohim đề cập đến các vị thần riêng lẻ của các quốc gia khác, hoặc các vị thần ở số nhiều. Nhưng ở một số nơi khác, từ này là một trong những danh xưng nguyên thuỷ của Thiên Chúa - và đó là cách mà từ này được sử dụng chủ yếu trong suốt Kinh Thánh bằng tiếng Hebrew. Gọi Thiên Chúa là Elohim có ý là để truyền đạt ý tưởng về quyền năng, sức mạnh và uy quyền tối cao của Người.


Ruach HaKodesh - Cụm từ tiếng Hebrew Ruach HaKodesh được dịch là Thánh Thần. Trong cả Kinh Thánh tiếng Hebrew và Tân Ước, Ruach HaKodesh luôn đề cập một cách rõ ràng đến Thần Khí của Thiên Chúa. Cụm từ này đề cập đến sự hiện diện và quyền năng của Thiên Chúa trên thế giới và trong cuộc sống của người tín hữu - gắn liền với sự soi sáng, mặc khải, dẫn dắt, biến đổi và trao quyền cho các tác vụ thiêng liêng.


Kippur- Từ tiếng Hebrew này đề cập đến khái niệm về sự đền tộiYom Kippur, Ngày lễ Đền tội, là ngày linh thiêng nhất trong năm của người Do Thái. Đó là thời gian ăn chay, cầu nguyện và sám hối, nơi các cá nhân tìm kiếm sự tha thứ cho tội lỗi của mình và hòa giải với Thiên Chúa. Mặc dù một số tác giả hiểu sự tha thứ và sự đền tội là hoàn toàn khác nhau, nhưng sự thật là cả hai đều nêu bật tư cách người mắc nợ (về phía con người) và chủ nợ (về phía Thiên Chúa) trong việc tha thứ cho những kẻ có tội và người mắc nợ khỏi những món nợ về đạo đức và tiền tài vật chất. Cách hiểu về việc xóa nợ này được tìm thấy trong sách Đệ Nhị Luật chương 15 (một chương còn được biết đến nhiều nhất với tên gọi là Sự Tha Thứ của Thiên Chúa - Remissionis Domini, Shmita, hay Toàn Xá - Jubilee) và được lặp lại trong nguyên văn tiếng Hy Lạp của Kinh Lạy Cha (“tha nợ cho chúng con”, kae aphes hēmin ta opheilēmata hēmōn) và trong bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu như được tìm thấy trong Phúc Âm theo Thánh Luca, trong đó trình bày việc Người mở cuộn sách ngôn sứ Isaia vào một ngày Thứ Bảy trong hội đường, và loan báo rằng Người đã đến để công bố “Năm của Chúa”, Năm Toàn Xá (x. Lc 4,16-22).


Bằng cách học những từ tiếng Hebrew này và ý nghĩa của chúng, người Kitô hữu có thể hiểu biết sâu sắc hơn về Kinh Thánh, về phẩm tính của Thiên Chúa cũng như bối cảnh lịch sử và văn hóa về đức tin của mình. Việc khám phá một số sắc thái về ngôn ngữ như thế sẽ mở ra những con đường để nghiên cứu Kinh Thánh một cách toàn diện hơn và tạo ra một sự nối kết sâu sắc hơn.

 

Nguồn: http://daminhrosalima.net/
Từ khóa:

Thể loại khác khác:

10/4/2024 - “Noli me tangere”: Câu này có ý nghĩa gì?
7/4/2024 - Kinh Thánh có đề cập đến việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót không?
2/4/2024 - Lễ Phục sinh cho chúng ta thấy “Đặc ân được làm phụ nữ”
30/3/2024 - Kénose là gì?
28/3/2024 - Tuần Thánh - Tam Nhật Vượt Qua là gì?
25/3/2024 - Chín điều nên biết về Tuần Thánh
21/3/2024 - Căn cước đàn ông, căn cước đàn bà
19/3/2024 - Bài hát cộng đồng Thứ Bảy Tuần Thánh - Canh Thức Vượt Qua
9/3/2024 - “Xin dạy chúng con cầu nguyện” – Tài liệu sống Năm Cầu Nguyện để chuẩn bị cho Năm Thánh 2025
4/3/2024 - Hội thảo: Trí tuệ nhân tạo – Cơ hội và thách đố đối với Kitô hữu Việt Nam
24/2/2024 - Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa?
22/2/2024 - Tái khám phá và sống các cử hành Phụng Vụ theo tinh thần Tông Thư Desiderio Desideravi
21/2/2024 - Người tu sĩ đồng tính thì có sao không?
18/2/2024 - Tại sao Thứ Tư Lễ Tro là “phụng vụ sự chết”
16/2/2024 - Mùa Chay và sự sống Thần Linh
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Bộ mẫu dâng hoa kính Mẹ năm 2024
Vết thương Phục Sinh
Giêsu khải hoàn
Thập Giá niềm hy vọng đời con
Suy niệm 14 chặng đàng Thánh Giá "DẤU CHÂN TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ"
Suốt đời Mẹ Cha
Ước vọng cuộc đời
Xuân đã về
Nguyện ước đầu xuân
Hang Bêlem
 
  FANPAGE FACEBOOK  
  LIÊN KẾT WEBSITE  
Hội Dòng MTG. Hưng Hóa
Hội Dòng MTG. Xuân Lộc
Hội Dòng MTG. Nha Trang
Hội Dòng MTG. Cái Mơn
Hội Dòng MTG. Gò Vấp
Hội Dòng MTG. Thủ Đức
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Bà Rịa
TGP. Sài Gòn
Giáo phận Quy Nhơn
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Hải Phòng
Giáo phận Bùi Chu
Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo phận Hưng Hóa
TGP. Hà Nội
Giáo phân Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Giáo Hội   I  Sinh hoạt Hội Dòng   I  Cộng đoàn   I  Mục vụ   I  Suy niệm - Suy tư   I  Góc sáng tác   I  Kỹ năng sống    

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Địa chỉ: Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Điện thoại: 0982.868.275 - 0386.501.245
Email: [email protected]
Website: http://mtgvinh.com